Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cung đường Tây Bắc: Mối nguy đã được báo trước

Nhắc đến Tây Bắc là người ta nghĩ ngay đến những con đường có độ cao trên 1.000m, độ dốc 10%, đường ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, có nhiều khúc "cua" hiểm trở, mùa mưa đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên nhiều container, sơ mi quá khổ vẫn ngang nhiên chở quá tải hoạt động trên cung đường nguy hiểm vào loại  bậc nhất Việt Nam này.

Cung đường nhiều hiểm nguy 

Từ cảng Hải Phòng đi Sơn La phải trải qua đoạn đường dài 504km gồm bao gồm 10 đèo dốc lớn có chiều dài từ 4 đến 32 km. Đèo dài nhất là đèo Pha Đin từ km360 đến km392 dài 32 km, độ dốc 10%. 46 cầu chính, dài nhất là cầu Mai Lĩnh (dài 172,5 m) bắc qua sông Đáy. Giao thông rất vất vả vào mùa mưa lũ, khung đường hẹp, các phương tiện qua lại nhiều khiến cho các cây cầu nhỏ không kham đủ trọng tải lớn như các tuyến quốc lộ khác.

 
Vào mùa mưa, trên cung đường này thường xuyên xảy ra sạt lở nghiêm trọng, đã cướp đi nhiều sinh mạng con người và làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, nhất là địa bàn các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình. Tuy nhiên, bất chấp hiểm nguy, lượng container, sơ mi quá khổ, quá tải về khơi nguồn hàng tại các vùng Tây Bắc vẫn đổ về ngày một nhiều và liên tục khiến cho tình trạng giao thông càng trở nên phức tạp và đáng báo động.

Theo chị  Lò  Thị  Dung ( xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn) “Đã nhiều năm nay, trung bình mỗi ngày tuyến đường gánh chịu hàng chục lượt xe tải đi qua. Nhất là vào ban đêm, không lúc nào ngớt tiếng xe chạy. Nằm trong nhà thấy nhà rung, giường rung, còn ngoài đường thì ngày cũng như đêm bụi lúc nào cũng bay mù mịt…những chiếc xe to mỗi khi đi qua là nhà tôi cứ rung lên, nhưng gần đường không biết làm thế nào cả...”

Được biết, qua công tác kiểm tra xe quá tải, thựctế cho thấy, hầu hết các phương tiện lưu hành vận tải qua các cầu đều chở quá trọng tải cho phép từ 2-3 lần, thậm chí trong nhiều cầu yếu có thể hơn rất nhiều. Đó là chưa kể xe container loại 40 feet có đầu kéo đi qua.

Nếu tính trung bình một cây cầu có trọng tải 30 tấn, mỗi ngày trung bình có 20 lượt xe tải đi qua tức là một ngày cây cầu phải chịu tổng trọng lượng 600 tấn đi qua ( nếu chỉ tính xe tải). Tuy nhiên nếu các xe tải vượt quá trong tải cho phép 20% thì cây cầu sẽ phải chịu thêm trong tải của riêng bản thân nó là 400%. Với mức độ như vậy tuổi thọ của các cây cầu, các con đường sẽ giảm nhanh chóng và kèm vào đó là các mối nguy hiểm luôn rình rập và sẵn sàng gây ra những hậu quả không ai có thể lường trước được.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng ngành giao thông nên có chế tài cho các xe Sơ mi quá khổ, các container khi các con đường trên tuyến quốc lộ huyết mạch nhưng còn yếu này.

(Theo Duy Cường // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hơn 80,7 tỷ đồng cứng hóa mặt đê sông Đà và sông Hồng
  • Làng năng lượng mặt trời
  • Bảo vệ và phát triển sự đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
  • Cát nhân tạo hút hàng
  • An Giang sẽ trở thành đối tác quan trọng của Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam
  • Hà Nội: Nắm bắt vận hội, vượt khó đi lên
  • Năm 2010: Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của BR-VT là 11%
  • Hà Nội: Vốn đầu tư phát triển tăng 2,7%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi