Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khánh Hoà: trạm cấp nước sạch bỏ hoang, dân xài nước mương

Tình trạng này đang xảy ra tại các thôn phía nam xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Công trình nước sạch của xã được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng không hiệu quả, giếng nước ngầm không sử dụng được, nên hàng trăm hộ dân phải dùng nước mương thuỷ lợi.

Lãng phí tiền tỉ


Công trình cấp nước sạch từ kênh thuỷ lợi đang bỏ hoang. Ảnh: Thái Bình

Xã Vạn Hưng nằm ngay cạnh quốc lộ 1A, với hơn 1,1 vạn dân, thế nhưng lại thường xuyên thiếu nước sinh hoạt do các giếng đào đều bị nhiễm mặn. Khi đến thôn Xuân Đông, chúng tôi chứng kiến cảnh công trình xây dựng hệ thống cấp nước bị bỏ hoang, vòi nước công cộng trở thành nơi cột bò của người dân. Trong khi đó, hệ thống kênh mương thuỷ lợi lại được người dân dẫn vào vườn, vào hồ để làm nước sinh hoạt, nấu ăn.

Ông Tô Anh, chủ tịch UBND xã Vạn Hưng cho biết, năm 2004, xã được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch với kinh phí 2,6 tỉ đồng, với công suất cấp nước hơn 200m3/ngày đêm nhằm đưa nước sạch đến từng hộ gia đình cho khoảng hơn một vạn dân dùng. Công trình nước sạch lấy nước từ hệ thống kênh mương của đập Đá Bàn, rồi bơm lên các bồn xử lý, sau đó đưa nước theo vòi công cộng đến các hộ dân. Hệ thống này chỉ phù hợp với vùng núi cao, nơi có nguồn nước ổn định, có chênh lệch lớn về độ cao so với vòi nước, trong khi mực nước hồ ở đây thường thấp, không ổn định, nước không tự chảy đến các vòi. Hạn chế đó đã được khắc phục bằng cách, nước được bơm lên bể lọc trên đồi cao trước khi chảy về các đường ống.

Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ phát sinh chi phí tiền điện bơm nước, chi phí vận hành hệ thống bơm và xử lý nước. Hơn nữa, chỉ sau vài tháng trong tình trạng “cha chung không ai khóc”, các vòi nước công cộng lần lượt bị phá hỏng. Trong khi đó, chất lượng nước lại không đảm bảo, do thiết kế bể lọc không đạt.

Nước lấy từ hệ thống kênh mương thuỷ lợi, chảy qua rất nhiều xã của huyện Ninh Hoà và Vạn Ninh đã bị ô nhiễm do kênh mương là nơi bà con thường súc rửa bình thuốc sâu, nông cụ, có nơi còn vứt bừa bãi xác súc vật, bình thuốc sâu. Theo ông Tô Anh, công trình cấp nước sạch này không đạt hiệu quả, bị bỏ hoang là do lúc thi công trung tâm Nước sạch không hề hỏi ý kiến địa phương.

Sai từ khâu thiết kế

Lắp đặt đồng hồ nước cho dân còn chậm

Ông Võ Hương, phó chủ tịch UBND xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hoà (từ lâu được biết là xã “răng đen” vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng) cho biết: sau năm tháng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại xã đi vào vận hành, nhưng tiến độ lắp đặt đồng hồ nước cho người dân rất chậm, mới chỉ đạt hơn 150 hộ. Nhiều người dân phản ánh, nước có màu vàng, mùi tanh khó chịu. Giải thích về tình trạng này, nhân viên vận hành trạm cấp nước cho biết là do đường ống dẫn nước bị gỉ sét, và đơn vị đang khắc phục.

Ông Lê Đình Đảm, nhân viên bảo vệ trạm cấp nước cũng là cư dân địa phương cho biết, công trình này làm sai từ khâu thiết kế do lấy nước từ mương thuỷ lợi, nên khi thu hoạch mùa xong, thì không có nước. Nhà máy cấp nước này chỉ bơm được ba ngày là không lọc được, hiện nay đã xuống cấp. Trong khi đó, một nửa số dân cư Vạn Hưng lại phụ thuộc vào nguồn nước này để sử dụng cho sinh hoạt. Lúc trước, khi nghe có công trình cấp nước sạch, hàng trăm bà con đã hồ hởi bỏ tiền mua ống, mua đồng hồ, nhưng hiện giờ lại không có nước. Nhiều người dân kiến nghị với cấp trên, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Không có nước sinh hoạt, bà con khắc phục bằng cách đưa nước mương vào ao, sau đó đào một cái giếng ngay sát cạnh ao, hoặc đặt ống bi giữa ao để lấy nước. Theo ông Lê Văn Tình, phó thôn Xuân Tây, với cách làm này nhằm lọc rác, lọc lá cây, còn các chất bẩn như: phân súc vật, thuốc trừ sâu hoà tan trong nước thì không thể nào lọc nổi. Sử dụng nước bẩn, nhiều người dân bị mắc các bệnh như: đường ruột, đau mắt, dị ứng da... Ông Tô Anh than: “Công trình cấp nước nói trên bị bỏ hoang, không xài được, huyện Vạn Ninh phải bỏ ra 5 tỉ đồng đầu tư công trình cấp nước khác tại Suối Diên. Tuy nhiên, nó chỉ cung cấp được một phần nhu cầu cho dân Vạn Hưng. Số dân còn lại của xã lại tiếp tục dùng nước mương cho sinh hoạt, nấu ăn”.

(bài và ảnh: Thái Bình  // SGTT Online)

  • Bó tay với nạn bơm hút cát lậu ở sông Tiền
  • Chưa thông qua Đồ án quy hoạch chung Hà Nội
  • TPHCM: Đẩy mạnh tiến trình xây dựng khu công nghệ cao TP
  • Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020
  • Hà Nội có cơ sở sản xuất rau đạt chuẩn VietGap
  • Đua nhau "tính sổ" dân nghèo
  • Khai mạc hội nghị đầu tư và phát triển ĐBSCL 2010
  • Hiệu quả các mô hình kinh tế ở miền núi Quảng Ninh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi