Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi công dự án cầu Cửa Đại - Hy vọng đổi thay một vùng duyên hải

Sông Thu Bồn chảy qua Cửa Đại có bề rộng gần một ngàn mét. Phía bờ Bắc là thành phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới. Phía bờ Nam là cả một vùng dân cư rộng lớn thuộc các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình.

Đã ngàn đời nay, nhân dân qua lại bằng thuyền bè. Về mùa mưa bão, dòng Thu Bồn cuồn cuộn xuôi ra biển nên nguy cơ tai nạn luôn rình rập đã làm cho nhân dân sống trong phấp phỏng lo âu.

Nếu không muốn đối diện với hiểm nguy, người dân hai bên cần qua lại phải đi bằng đường bộ ngược QL1A đến Vĩnh Điện rồi xuôi về Hội An với chiều dài trên bốn chục cây số. Tuy nhiên hàng trăm học sinh từ Duy Xuyên sang học bên Hội An thì không thể chọn con đường nào khác ngoài đi đò. Có lẽ do điều kiện như vậy nên vùng cát huyện Duy Xuyên, Thăng Bình vốn đã nghèo lại nghèo thêm.

Với mục đích tạo thông thương và nâng vực sự phát triển kinh tế - xã hội mạn Đông Duy Xuyên, Thăng Bình lên cùng Hội An, từ đầu năm 2003, UBND tỉnh Quảng Nam đã cho lập dự án tiền khả thi về một cây cầu nối đôi bờ sông Thu Bồn. Từ ý tưởng đến hiện thực phải trải qua nhiều cân nhắc tính toán cả về phương án, quy mô đến nguồn vốn.

Cuối cùng, đầu năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã có thông báo chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng cầu Cửa Đại. Đây là dự án có quy mô lớn nhất trong số 29 dự án thành phần nằm trong dự án tổng thể sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam. UBND tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo Ban Quản lý sắp xếp dân cư ven biển Quảng Nam và các nhà tư vấn khẩn trương lập hồ sơ và giao cho Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cầu lớn - Hầm (thuộc TEDI) tiến hành thiết kế kỹ thuật cho các hạng mục công trình. Chỉ sau 5 tháng, hồ sơ dự án cầu Cửa Đại đã hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 30/8/2009, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức khởi công xây dựng.

Dự án cầu Cửa Đại có chiều dài toàn tuyến là 18,3km. Trong đó, riêng cầu Cửa Đại dài 1,480km, mặt cắt ngang cầu 25 mét, kết cấu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực thi công đúc hẫng, tải trọng HL-93. Phần đường dẫn có tổng chiều dài 16,82km.

Trong đó phía Hội An dài 4,780km, mặt cắt ngang đường 38 mét dành cho 4 làn xe; phía huyện Duy Xuyên dài 12,040km, mặt cắt ngang đường 138 mét dành cho 4 làn xe và dải phân cách 2 bên mỗi bên 50 mét. Tổng vốn đầu tư là 2.480 tỷ đồng. Trong đó nguồn Ngân sách địa phương 50% và Trung ương hỗ trợ 50%. Tổng Công ty XDCTGT5 (Cienco5) là đơn vị được chỉ định thầu thi công, thời gian hoàn thành trong vòng 40 tháng.

Ông Lê Minh ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ngoài việc nối liền Hội An với vùng Đông Duy Xuyên, Thăng Bình, dự án cầu Cửa Đại còn nằm trong quy hoạch tuyến đường bộ ven biển xuyên quốc gia. Sau khi hoàn thành, tuyến này sẽ tạo nên hành lang giao thông liên vùng, nối thành phố Đà Nẵng, đô thị cổ Hội An với vùng Đông Quảng Nam và các vùng kinh tế trọng điểm khác.

Đồng thời đây cũng là tuyến tránh lũ, cứu hộ khắc phục lụt bão, phục vụ an ninh quốc phòng và khai thác tiềm năng du lịch của các vùng di sản văn hoá tỉnh Quảng Nam, nhất là đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.

Để đảm bảo tiến độ thi công dự án, Tổng Công ty XDCTGT5 đã huy động 4 đơn vị thành viên mạnh vào cuộc. Đó là các Công ty 501, 508, 525 và 545. Ông Thân Đức Nam, Tổng Giám đốc Cienco5 tâm sự: “Được chỉ định thi công dự án này là một vinh dự lớn lao cho Tổng Công ty 5. Tuy nhiên sẽ có không ít khó khăn. Nhất là thời tiết. Hàng năm vùng duyên hải Quảng Nam mùa mưa bão thường kéo dài. Có năm phải mất gần 6 tháng mưa.

Đây là một thách thức lớn đòi hỏi chúng tôi phải nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành, bố trí lực lượng thi công một cách hợp lý nhằm đưa dự án về đích đúng thời hạn”. Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công, từng đoàn xe máy thiết bị của Cienco5 đã đồng loạt ra quân. Hàng ngàn người dân hai bên bờ sông Thu Bồn nô nức kéo về đây chiêm ngưỡng công trình ngàn đời mơ ước đang khởi động. Trên khuôn mặt mỗi người đều ánh lên một niềm vui khôn tả.

Không ít gia đình ở đây đã chấp nhận hiến đất, di dời đến nơi ở mới để có mặt bằng xây dựng dự án. Họ hy vọng và chờ đợi về sự thay da đổi thịt trên mảnh đất nghèo trong một tương lai không xa.

 

(Theo Báo GTVT/vietnamshipper)

  • Khởi công dự án nâng cấp QL2C qua địa phận Tuyên Quang
  • Tây Nguyên hùng vĩ vẫn chờ được đánh thức
  • Trạm thu phí xa lộ Hà Nội mới (TP.HCM) hoạt động: Thu phí trước, cầu đường làm sau
  • Bình Dương đang viết tiếp những kỳ tích bằng sức bật công nghiệp
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực gỡ khó cho xuất khẩu nông, thủy sản
  • Bà Rịa -Vũng Tàu: Giải phóng mặt bằng - bài toán khó về đầu tư
  • Làm gì để "đối mặt" với suy giảm kinh tế : "Chiếc phao" vốn kích cầu
  • Bình Dương: Thu hút thêm 2,33 tỷ USD vốn FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi