Tỉnh Long An đã triển khai Quyết định 63/2010QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thủy sản. Theo đó, tỉnh đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến sẽ giảm mức tổn thất lúa gạo sau thu hoạch còn từ trên 10% hiện nay xuống còn 5% - 6% vào năm 2020.
![]() |
Tỉnh sẽ đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm khoa học kỹ thuật vào sản xuất những giống tốt phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Ảnh: Minh họa |
Đến năm 2020, chỉ tiêu đặt ra đối với bắp là giảm mức tổn thất từ 13% - 15% hiện nay xuống còn 8% - 9%. Còn đối với thủy sản và rau quả, mức giảm mức tổn thất (cả về chất lượng và số lượng) là từ 20% hiện nay xuống còn dưới 10%. Ngoài ra, tỉnh sẽ triển khai các biện pháp để hạn chế tối đa nhiễm độc tố aflatoxin và cải thiện được giá bán thương phẩm khoảng 10%.
Chính sách này của tỉnh tập trung chủ yếu vào ứng dụng máy móc cho các khâu có mức tổn thất lớn, sử dụng nhiều lao động, nhằm hạn chế tối đa tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ đó ổn định đời sống và thu nhập của nông dân, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản như lương thực, rau quả, thủy sản và một số cây trồng thế mạnh của tỉnh.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới tỉnh sẽ đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm khoa học kỹ thuật vào sản xuất những giống tốt phù hợp điều kiện thực tế địa phương.
Ngoài ra, tỉnh sẽ đồng bộ triển khai đầu tư xây dựng hệ thống đê bao lửng, cống đập chống xâm nhập mặn. Kết hợp với triển khai chương trình khuyến công, kinh tế hợp tác xã và chương trình nông thôn mới nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, xây dựng giao thông nội đồng phục vụ yêu cầu cơ giới hóa nông thôn.
Được biết, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 15/10/2010. Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% kinh phí cho các trường hợp mua giống để áp dụng thử nghiệm lần đầu đối với các giống lúa, ngô tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao.
Về việc cho vay vốn để hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch sẽ thông qua hệ thống Ngân hàng NN & PTNT để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước. Cụ thể, mức tiền vay tối đa để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nước bằng 100% giá trị hàng hóa. Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất, ngân sách nhà nước cấp bù phần lãi suất hỗ trợ./.
(Theo Gia Huy // Tin Chính phủ)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com