Chưa đầy hai tháng nữa là đến đại lễ ngàn năm Thăng Long, người dân Hà Nội và những người quan tâm đến Hà Nội thấy bức xúc khi chuyện quy hoạch Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội và bộ Xây dựng lại làm rối tung, thêm khó tháo gỡ và đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau.
![]() Người dân xem triển lãm quy hoạch Hà Nội tại TP.HCM. Việc bộ ngành và địa phương đùn đẩy trách nhiệm về quy hoạch cho nhau khiến người dân Hà Nội bức xúc. Ảnh: Nguyễn Tâm |
Có thể thấy rõ việc lùng nhùng trong công tác quy hoạch Hà Nội là trong cùng một ngày 17.8 vừa qua, Hà Nội có công văn 6496 do đích thân chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký, gửi Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: không nên đặt vấn đề trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì; không nên có trục Hồ Tây – Ba Vì vì xét theo yếu tố vật lý sẽ không đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời, còn phá vỡ ý tưởng hành lang xanh. Cũng trong ngày đó, bộ Xây dựng cũng có công văn 74 gửi Thủ tướng Chính phủ, nêu: “Ba Đình mãi mãi là “trung tâm chính trị” của đất nước”. Đồng thời khẳng định, Ba Vì đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai. Ba Vì trong ý tưởng quy hoạch chung lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050. Đối với Ba Vì – Hồ Tây (trục Thăng Long cũ), bộ này khẳng định, đây là trục đường giao thông đô thị song hành hướng tâm theo hướng đông – tây, nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh phía tây thành phố nối giữa hai vùng cảnh quan du lịch lớn của thủ đô. Đây cũng là trục cảnh quan tạo đặc trưng và điểm nhấn về không gian kiến trúc mới cho thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo mới đây do bộ Xây dựng tổ chức, thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn trả lời lại mâu thuẫn trong công văn mà ông thay mặt bộ trưởng bộ Xây dựng ký ngày 17.8. Và ông Toàn cho rằng, Hà Nội đã “kiến nghị thừa”. Bên cạnh đó, trả lời báo chí về trục Ba Vì – Hồ Tây, thứ trưởng Toàn khẳng định rằng, trục Hồ Tây – Ba Vì đã có ý tưởng từ đồ án quy hoạch Hà Nội năm 1998.
Điều dễ nhận thấy là việc thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn trả lời hoàn toàn mâu thuẫn với công văn số 74 báo cáo đề nghị Thủ tướng phê duyệt quy hoạch thủ đô. Trong công văn này, ông Toàn chỉ nhắc đến Ba Đình là “trung tâm chính trị” chứ không nói đến “trung tâm hành chính”. “Trung tâm hành chính” theo diễn giải của ông Toàn là gồm cả khu vực Mễ Trì – Mỹ Đình hiện nay và Ba Vì là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai.
Qua việc này cho thấy, việc UBND thành phố Hà Nội và bộ Xây dựng đang “loay hoay” chưa biết rõ trung tâm hành chính trong tương lai đặt ở đâu. Như vậy, công tác xây dựng đồ án quy hoạch giữa Hà Nội và bộ Xây dựng chưa có sự phối hợp hiệu quả. Đó là chưa kể đến việc Hà Nội lại còn có đề xuất địa điểm xây dựng mới trung tâm hành chính quốc gia mới tại tây Hồ Tây và Mỹ Đình. Trên thực tế, các bộ ngành của Hà Nội đang xây dựng ở khu vực này, vậy thì… đề xuất để làm gì.
Trung tâm hành chính quốc gia nên đặt ở tây Hồ Tây Trao đổi với SGTT, tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm, phó chủ tịch tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nếu Hà Nội và bộ Xây dựng nhất trí không bố trí trung tâm hành chính quốc gia ở Ba Vì thì tốt quá, nhưng đặt trung tâm hành chính quốc gia ở đâu thuận lợi thì chẳng phải tìm đâu xa, đó là khu vực tây Hồ Tây. Tuy nhiên, khi giải phóng mặt bằng xong, phía nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển lại cho Hà Nội 60ha. Số diện tích đất này, theo ông Liêm có thể bố trí cho hơn chục bộ ngành. |
(Theo Hữu Lực // SGTT Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com