Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng bằng sông Cửu Long Mùa nước nổi không về, thiệt hại tiền tỉ

Không có mùa nước nổi đang thành hiện thực ở đồng bằng sông Cửu Long; và hàng triệu dân nghèo khốn đốn, sản xuất vụ lúa đông xuân 2010 – 2011 sẽ tăng thêm rất nhiều chi phí bởi mùa khô năm 2011 sẽ khắc nghiệt hơn.


Nhiều nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long đang trông chờ mùa nước nổi để đánh bắt cá. Ảnh: Hùng Anh

Vào mùa nước nổi hàng năm, trong số mười gia đình ở ấp Thống Nhất xã Tân Công Chí (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp), có đến 7 – 8 nhà làm nghề đặt dớn, giăng nò, câu lưới bắt cá. Nhưng năm nay, giữa tháng 7 âm lịch mà tất cả đều thất nghiệp, lưới cá, câu giăng đều… treo giàn bếp.

Dân nghèo mất hàng ngàn tỉ đồng

Mọi năm, từ tháng 6 âm lịch, khi mùa nước nổi tràn về là mùa dân nghèo kiếm sống bằng cách khai thác các sản vật như: bông súng, rau nhút, nuôi cá lóc, nuôi tôm càng xanh, đánh bắt các loài thuỷ sản. Năm nay, không có nước, nguy cơ thất nghiệp, thiếu ăn treo trước mắt. Ông Huỳnh Thế Năng, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, hàng năm, mùa nước nổi mang lại công ăn việc làm cho khoảng 600.000 – 700.000 người với thu nhập khoảng 1.500 tỉ đồng, chủ yếu từ nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác các sản vật tự nhiên đặc trưng của mùa nước. “Hiện nay, mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu thấp hơn cùng kỳ mọi năm từ 1,2 – 1,3m, trên sông Hậu tại Châu Đốc thấp hơn 1m, nên trên đồng chưa có nước”, ông Năng nói.

Ông Đặng Ngọc Lợi, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, mỗi mùa nước nổi, từ 300.000 – 400.000 người trong tỉnh có công ăn việc làm thường xuyên, tổng thu nhập khoảng 700 – 800 tỉ đồng. “Năm nay chắc chắn nhiều người thất nghiệp, tới giữa tháng 7 âm lịch, mà chợ Hồng Ngự chưa có con cá linh non, lọn bông súng. Dân nghèo mất thu nhập là một chuyện, nhưng điều ngành nông nghiệp lo lắng nhất là không có mùa nước nổi, nông dân không thể ngâm đất diệt mầm bệnh và vụ lúa đông xuân tới sẽ thiếu nước canh tác, chi phí sản xuất sẽ tăng lên”, ông Lợi nói.

Mùa khô năm 2011 sẽ khắc nghiệt hơn

Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh, viện trưởng viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, mùa nước nổi có vai trò rất quan trọng đối với 1,5 triệu ha đất sản xuất vụ lúa đông xuân 2010 – 2011. Mùa nước nổi kéo dài 3 – 4 tháng, ngoài tác dụng ngâm đất diệt hết mầm bệnh, dòng nước còn mang lại lượng phù sa khổng lồ để bón cho đồng ruộng (theo tính toán của giới khoa học thuỷ lợi, lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng sông Cửu Long sau mỗi mùa nước nổi khoảng 1.000 triệu tấn). Theo chi cục Thuỷ lợi các tỉnh, nếu không có mùa nước nổi, mùa khô hạn đến sớm, chi phí bơm nước cho vụ đông xuân sẽ không dưới 5 triệu đồng một hecta và lợi nhuận của người trồng lúa sẽ eo hẹp hơn.

bài và ảnh: Hùng Anh

Nhật Bản tài trợ xây dựng hồ chứa nước mưa, nước ngọt

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, phó trưởng khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đại học Cần Thơ cho biết, trung tuần tháng 8.2010, ông và các nhà khoa học của tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp Nhật Bản (JIRCA) đã đi khảo sát vùng đầu nguồn An Giang và quan ngại trước hiện tượng mùa nước nổi nhưng ruộng đồng không có nước. “Trước viễn cảnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô năm 2011, tổ chức JIRCA Nhật Bản đã đồng ý tài trợ xây dựng hệ thống hồ chứa nước mưa, nước ngọt ngay trên đồng ruộng theo quy mô hộ gia đình, hợp tác xã, hoặc từng vùng sản xuất để chống hạn. Chương trình này sẽ được triển khai trong thời hạn năm năm, bắt đầu từ mùa khô năm 2011”, ông Chiếm nói.

  • Mở rộng, xây dựng thương hiệu cam sành Trà Vinh
  • TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa dây điện và cáp viễn thông đến năm 2015
  • Miền Tây: cơn sốt nuôi cá rô đầu vuông
  • TP.HCM cam kết hỗ trợ các nhà đầu tư Nhật Bản
  • TP.HCM xây dựng hơn 67.000 chỗ ở cho sinh viên
  • Xây dựng Cần Thơ thành trung tâm của ĐBSCL
  • Trà Vinh cần đẩy mạnh tiến độ các dự án đầu tư cấp thiết
  • Mô hình nông thôn mới tỉnh Điện Biên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi