Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010 là năm nóng khác thường

Năm 2010 là 1 trong 3 năm nóng nhất kể từ khi con người bắt đầu ghi nhận các thông số khí hậu vào năm 1850.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), các số liệu về nhiệt độ tổng hợp từ 189 nước thành viên của WMO từ đầu năm đến nay cho thấy nhiệt độ không khí trên bề mặt đất ở tất cả các khu vực trên trái đất đều cao hơn bình thường.

Trong đó, khu vực Canada và đảo Greenland (Đan Mạch) có nhiệt độ cao hơn mức bình thường 3 độ C; khu vực Bắc Phi và Nam Á có nhiệt độ cao hơn mức bình thường 1-3 độ C.

Mùa hè ở Bắc Bán cầu cũng chịu các đợt nóng khác thường ở nhiều khu vực, chẳng hạn nhiệt độ cao cực đoan ở miền Tây nước Nga. Nhiệt độ cao cực đoan cũng được ghi nhận ở Phần Lan, Ukraina, Belarus…

Mùa đông năm 2010 cũng khác thường ở Bắc Bán cầu với nhiệt độ thấp kỷ lục mới được ghi nhận ở Bắc và Trung Âu.

Bên cạnh đó, năm 2010 cũng là năm chứng kiến nạn lụt tồi tệ nhất trong lịch sử Pakistan do mưa lớn khác thường và nạn lụt lớn nhất kể từ năm 1998 ở Trung Quốc. Mưa mùa hè cũng cao hơn mức bình thường ở Tây Ấn Độ.

Hiện tượng axit  hoá đe dọa nghiêm trọng đại dương

Nghiên cứu mới được Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) công bố ngày 2/12 tại Hội nghị về biến đổi khí hậu tại Mexico cho biết, quá trình hấp thụ khí thải CO2 đã làm biến đổi thành phần hoá học của biển và đại dương với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong vòng 65 triệu năm qua.

Độ pH của môi trường biển và đại dương đã giảm tới 30%;  có tới 25% tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu được biển và đại dương hấp thụ và chuyển thành  axit cacbonnic. Trong các thập kỷ sắp tới, với nhịp độ axit hoá như hiện nay, các sinh vật như san hô, các động vật có vỏ như trai, sò, tôm, cua… có nguy cơ tuyệt chủng do không hình thành được bộ xương.

Hiện tượng axit hoá cùng với sự ấm lên của các đại dương khiến nhiều loài hải sản và động vật biển không còn môi trường nhiệt độ thích hợp để phát triển. Nhiều loài động vật biển cũng mất đi các nguồn thực phẩm để sống và tồn tại. Các nguồn thực phẩm từ biển bị mất dần khiến đời sống của hàng tỷ người trên thế giới phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào nguồn thực phẩm từ  biển và đại dương bị đe dọa.

(Theo Đức Phú // Tin Chính phủ)

  • Bình Dương: 227,5 tỷ đồng cho chương trình bình ổn giá
  • TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo giá điện nhà trọ bán đúng quy định
  • Những làng ô nhiễm tại TPHCM - Sát thủ thầm lặng
  • Thạch Thất và nỗi lo ô nhiễm làng nghề
  • Phê duyệt quy hoạch nghĩa trang thành phố Hà Nội
  • Tháng 10, giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,3%
  • Sóc Trăng - tỉnh thứ 2 của ĐBSCL đầu tư điện gió
  • Nghệ An tổ chức chuyển đổi 12 công ty Nhà nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi