Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất vụ xuân ở miền Bắc: Kịch bản nào trước nguy cơ đại hạn?

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ hạn hán sẽ xảy ra trên diện rộng ở khắp khu vực Bắc bộ do chịu ảnh hưởng của El-Nino. Điều đó cũng có nghĩa, khắp Bắc bộ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng khô hạn kéo dài, có thể xảy ra ở mức kỷ lục trong thời gian tới.

Có thể xảy ra đại hạn

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, mùa mưa năm nay tại miền Bắc kết thúc sớm, tổng lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10 phổ biến ở mức ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Thống kê của cơ quan này cho thấy, tổng lượng mưa trong 10 tháng đầu năm nay mới chỉ đạt 85% so với TBNN. Miền Bắc hầu như ít mưa, mưa dường như chỉ xảy ra vào những đợt có áp thấp nhiệt đới hoặc bão đổ bộ. Ngay cả trong suốt tháng 7 và 8 vừa qua, tháng cao điểm mưa ở miền Bắc thì lượng mưa cũng không đáng kể. Do đó, hầu như các hồ chứa đều không tích trữ được nước.

Các trạm bơm dã chiến là một biện pháp chống hạn hữu hiệu cho sản xuất nông nghiệp 
ở nhiều địa phương tại Hà Nội những năm trước

Trong khi đó, theo Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), hiện nay tình trạng khô hạn ở miền Bắc đang bắt đầu xảy ra nghiêm trọng, mực nước ở một số sông và hồ chứa đã xuống tới mức lịch sử so với cùng thời kỳ các năm trước. Trong đó, đáng lo ngại là hầu như các hồ chứa lớn và vừa đều không tích đủ lượng nước theo kế hoạch. Ông Đặng Duy Hiển, Trưởng Phòng Quản lý tưới tiêu (Cục Thủy lợi)cho biết, vào đầu tháng 11-2009, mới chỉ có 2 trong tổng số 17 hồ thủy lợi vừa và lớn tại 8 tỉnh miền Bắc tích đủ nước tưới là Pa Khoang (Điện Biên) và Núi Cốc (Thái Nguyên). Còn lại 15 hồ chứa hiện mới tích được trung bình khoảng 82% dung tích thiết kế. Trong đó, có những hồ chứa lượng nước đang xuống quá thấp, như hồ Đồng Mô (Hà Nội) mới chỉ đạt 34%, hồ Yên Lập và Tràng Vinh (Quảng Ninh) cũng chỉ đạt 54-57%, Yên Mỹ (Thanh Hóa) 75%, Cấm Sơn (Bắc Giang) 79%...

Hiện tại, sông Hồng đoạn qua Hà Nội, nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu cho vùng đồng bằng sông Hồng, mực nước liên tục xuống trong 2-3 tháng trở lại đây. Theo Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 6, mực nước sông Hồng những ngày gần đây đã xuống chỉ còn 1,5m và có nhiều đoạn bắt đầu gây khó khăn cho tàu thuyền có trọng tải lớn qua lại. So với TBNN, hiện mực nước trên sông Hồng đã thấp hơn khoảng 1-2m và đã được coi là mức khô cạn kỷ lục trong vòng 8 năm gần đây và tương đương năm 2006. Theo nhận định, mực nước sông Hồng sẽ còn xuống thấp hơn nữa trong mùa đông.

Cũng theo Cục thủy lợi, trong khi nguồn nước chứa ở sông, hồ đã gần như cạn kiệt thì cả 3 hồ thủy điện lớn ở miền Bắc là Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang cũng đang gặp khó khăn lớn về nguồn nước tích trữ. Cụ thể, hồ Hòa Bình hiện đang hụt khoảng 600 triệu m3, hồ Thác Bà hụt khoảng 1 tỷ m3, hồ Tuyên Quang hụt khoảng 900 triệu m3.

Xây dựng kịch bản chống hạn

Ngay khi nhận được dự báo từ phía KTTV, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo Cục Thủy lợi triển khai ngay các giải pháp để ứng phó với nguy cơ “đại hạn” có thể xảy ra trên toàn miền Bắc và có thể lan sâu vào cả khu vực Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ trong mùa khô năm nay.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu Cục Thủy lợi cùng tất cả các địa phương, đặc biệt là các công ty khai thác công trình thủy lợi, ban quản lý các hồ chứa khẩn trương tìm mọi phương án tích nước, rà soát lại việc khai thác nước, tổ chức nạo vét kênh mương, giải tỏa các vật cản và công trình vi phạm dòng chảy… Đồng thời, mỗi địa phương sẽ phải rà soát lại các khu vực, diện tích có thể xảy ra khô hạn và chuẩn bị các kịch bản riêng để chống hạn.

Cục Thủy lợi cho biết, Cục này đang làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để bàn phương án, thời điểm, lưu lượng nước xả hợp lý từ ba nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang nhằm đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất nông nghiệp ở hạ du mà vẫn không làm ảnh hưởng đến yêu cầu sản xuất điện. Cục Thủy lợi khẳng định “kịch bản” về điều tiết nước các hồ thủy điện giữa Cục và EVN sẽ được triển khai trong thời gian sớm sắp tới.

Ông Đặng Duy Hiển hco rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay là hệ thống thủy lợi của miền Bắc do đã xây dựng từ lâu, miệng cống thiết kế quá cao nên không thể khai thác khi mực nước ở các sông xuống thấp. Hàng loạt trạm bơm đặt dọc hệ thống sông Hồng, sông Đáy... không thể tiếp cận được tới nguồn nước. Do đó, những khu vực có nguy cơ khô hạn nặng là Mê Linh, Thạch Thất, Phúc Thọ (Hà Nội), Quế Võ, Từ Sơn, Gia Bình (Bắc Ninh), Hưng Hà, Vũ Thư (Thái Bình), Khoái Châu, Như Quỳnh, Văn Lâm (Hưng Yên)... Để khắc phục những khó khăn đó, Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị khai thác công trình thủy nông và chính quyền các địa phương phải đầu tư nối dài thêm đường ống, nạo vét các kênh lấy nước bị bồi lấp và trong trường hợp cần thiết thì phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây hoa màu chịu hạn.

(Theo Đức Hải // Hanoimoi Online)

  • Đầu tư 33,7 tỷ đồng chỉnh trang, hạ ngầm dây đi nổi trên phố Quán Thánh
  • Triển khai Dự án tăng cường ATGT trên các quốc lộ ở phía Bắc
  • Xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên
  • Miền Trung, Nhà máy đường “đói” mía
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Kinh tế phục hồi nhanh, chính sách an sinh xã hội đảm bảo
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Thương lái "khống chế" nhà máy đường
  • Liên kết trong sản xuất, kinh doanh cà-phê ở Ðác Lắc
  • Sản lượng cà phê ở Tây Nguyên giảm 20-35%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi