Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ninh Bình: Nguồn vốn kích cầu đã phát huy hiệu quả



- Báo Vietnam Economic News số 34 đã có bài phản ánh về một số kết quả đạt được trong công tác khuyến công của tỉnh Ninh Bình. Mới đây, tại Hội nghị ngành công thương 14 tỉnh đồng bằng sông Hồng do Sở Công Thương Ninh Bình đăng cai tổ chức, phóng viên VEN đã có cuộc trao đổi cụ thể hơn với bà Phạm Thị Hồng - Giám đốc Sở Công Thương Ninh Bình về những bước chuyển biến của tỉnh sau gần một năm triển khai nguồn vốn kích cầu của Chính phủ.

Bà có thể cho biết nguồn vốn kích cầu của Chính phủ dành cho tỉnh Ninh Bình đã phát huy hiệu quả như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà thời gian qua?
Từ đầu năm 2009, tỉnh Ninh Bình đã được Chính phủ giao cho các ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình thực hiện Nghị quyết số 30 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Riêng đối với ngành công thương Ninh Bình, tỉnh đã dành 2 tỷ đồng để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh tháo gỡ khó khăn.
Nguồn vốn này được dành cho hai việc chính. Việc thứ nhất là hỗ trợ vốn cho các DN xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Việc thứ hai là hỗ trợ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho DN trong xây dựng hệ thống thương mại điện tử. Cụ thể, năm 2009, thực hiện Nghị quyết 14 của tỉnh về công tác xúc tiến thương mại, tỉnh đã trích ra 347,5 triệu đồng phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền phát triển hệ thống thương mại điện tử và chi 792,7 triệu đồng cho hoạt động xúc tiến thương mại của toàn tỉnh.
Riêng Nghị quyết 04 của tỉnh đã quy định dành nguồn vốn kích cầu cho cả sản xuất và tiêu dùng đối với 3 mặt hàng: Chế tác đá mỹ nghệ, cói, thêu ren. Với cây cói, tỉnh đã có đầu tư lớn nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu cói phục vụ sản xuất, giữ vững truyền thống lâu đời về nghề cói. Riêng đầu tư hạ tầng cho vùng nguyên liệu trồng cói là trên 10 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh còn hỗ trợ trồng cói mới với mức 40 triệu đồng/ha, cải tạo và trồng lại mức 2 triệu đồng/ha.
Vậy nguồn vốn ngân sách này được chi chủ yếu cho các hoạt động cụ thể gì, thưa bà?
Đối với nguồn vốn hỗ trợ xây dựng hệ thống thương mại điện tử, Sở Công Thương đã hỗ trợ các DN xuất khẩu xây dựng dữ liệu trang web và tham gia các chợ thương mại điện tử. Ngoài ra cũng hỗ trợ DN tham gia Cổng thương mại điện tử quốc gia. Hiện nay, Ninh Bình đã có 5 DN tham gia Cổng thương mại điện tử quốc gia và là thành viên đồng của cổng này. Với trách nhiệm của mình, Sở Công Thương đóng vai trò hướng dẫn về cơ chế, thủ tục. Thời gian qua, Sở đã tiến hành khảo sát 50 DN về nhu cầu xây dựng cổng thương mại điện tử và mở 1 lớp tập huấn về xây dựng thương mại điện tử. Về nguồn vốn tập huấn, tỉnh hỗ trợ 100%.
Đối với nguồn vốn hỗ trợ xúc tiến thương mại của tỉnh, tỉnh tập trung hỗ trợ các DN xuất khẩu tham gia các hội chợ thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thêm bạn hàng và hợp đồng mới.
Được biết, phần đông các DN sản xuất của tỉnh đều “mua đứt bán đoạn” sản phẩm hoặc tham gia xuất khẩu uỷ thác qua các công ty trung gian ở ngoài tỉnh. Vậy công tác xúc tiến thương mại của tỉnh vấp phải những khó khăn gì, thưa bà?
Thực tế là công tác xúc tiến thương mại ở Ninh Bình còn gặp nhiều khó khăn bởi các DN ở Ninh Bình hầu hết còn ở quy mô vừa và nhỏ. Khi tham gia hội chợ hoặc đi khảo sát ở nước ngoài, trung bình cứ hội chợ nhỏ, mỗi DN hết khoảng 300 triệu đồng, hội chợ lớn thì hết khoảng 500-600 triệu đồng. Thường thì các DN nếu có được nhận hỗ trợ đến 50% thì họ cũng phải tính toán. Bên cạnh đó, tự bản thân một số DN thực sự chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề này bởi vì chỉ có 1 số ít sản phẩm họ làm ra là xuất khẩu trực tiếp, còn lại là làm gia công cho các tỉnh khác hoặc làm hoàn thiện rồi xuất nội địa cho các tỉnh khác, từ các tỉnh khác mới xuất khẩu ra nước ngoài. Nguồn vốn này lại chủ yếu dành cho các DN xuất khẩu đi nước ngoài nên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chi phí cho xúc tiến thương mại cũng đang còn nhiều biến động.
Vậy tựu trung lại, bà có thể đánh giá những tác động tích cực mà gói kích cầu đã mang lại cho tỉnh Ninh Bình?
Có thể nói rằng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai nhưng thực sự hiệu quả của gói kích cầu mang lại rất lớn. Ví dụ như một số DN nhờ tham gia chương trình thương mại điện tử đã quảng bá được thương hiệu của mình trên trang web và đã ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với bạn hàng nước ngoài. Hoặc kể cả với các đối tác trong nước, họ cũng gặp nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm đối tác, quảng bá giới thiệu về sản phẩm mà họ sản xuất được. Một số DN lớn như Đông Thành Plaza, siêu thị Hồng Nhung… đã tham gia vào chương trình xây dựng cổng thương mại điện tử nên gần đây người dân biết đến nhiều hơn và cũng đã biết đến một phương thức mới là mua bán hàng qua mạng.
Về chương trình xúc tiến thương mại, hàng năm, khi có những hội chợ lớn ở Đức, Ý, Pháp thì có rất nhiều DN ở Ninh Bình sang quảng bá về hàng thêu. Với những hội chợ lớn ở Mỹ và 1 số thị trường châu Âu thì các DN sẽ đi lồng ghép với các mặt hàng khác như hàng cói. Với những hội chợ về hàng nông sản chế biến đi Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, nhiều DN Ninh Bình cũng tham gia để tìm kiếm bạn hàng. Khi có nguồn vốn kích cầu của Chính phủ cho công tác xúc tiến thương mại, đã có nhiều DN ở Ninh Bình tham gia vào các hội chợ này để quảng bá cho sản phẩm của mình, tìm kiếm bạn hàng và thực tế là họ đã tìm được những bạn hàng tiềm năng…/.
Trân trọng cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!

(Theo Phương Lan - Tiến Dũng // Báo Kinh tế Việt Nam )

  • Thăm dò, khai thác đá vôi tại tỉnh Hải Dương
  • Nghề nuôi lợn rừng: Làm chơi, ăn thật
  • Thị trường Hải dương tuần từ 11 đến ngày 18/12/2009
  • Kinh tế thủ đô đã vượt qua thời kỳ khó khăn
  • Hà Nội: Đưa 6 tuyến xe buýt nhanh vào hoạt động
  • Khánh Hòa: Khởi công nhà máy xử lý hạt NIX phế thải
  • Sản xuất công nghiệp ở Đồng Nai: Tăng tốc!
  • Hà Nội: Tạm ứng 250 tỷ đồng dự trữ hàng Tết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi