Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nút thắt” trong phát triển kinh tế TP.HCM

Mặc dù luôn được ví là đầu tàu kinh tế của cả nước với nhiều “cái nhất”, song TP.HCM đang phải đối mặt với một loạt vấn đề nan giải, cần sớm giải quyết.
 
Một thực tế không thể phủ nhận là sau 24 năm thu hút đầu tư nước ngoài, TP.HCM thường xuyên dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực này với 29,1 tỷ USD vốn FDI. TP.HCM còn được mệnh danh là những “MegaCity - siêu đô thị”, với dân số hàng chục triệu người, quy mô kinh tế lớn (chiếm 1/3 tỷ trọng GDP cả nước)... TP.HCM còn được ghi nhận là địa phương năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Thế nhưng, ở khía cạnh khác, nếu xét về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) giữa các địa phương, thì trong 3 năm trở lại đây, TP.HCM chưa từng đoạt vị trí quán quân.

Có lẽ “nút thắt” đầu tiên với TP.HCM chính là cơ sở hạ tầng. Điều này không chỉ được đề cập tại Kỳ họp HĐND Thành phố mới đây, mà còn được minh chứng qua kết quả khảo sát vừa qua của Công ty Kiểm toán quốc tế KPMG về thời gian đi lại của doanh nghiệp tại thành phố này. Chỉ với khoảng cách 10 km từ trung tâm Thành phố đến Khu công viên phần mềm Quang Trung (quận 12), Khu công nghệ cao Thành phố (quận 9), doanh nghiệp phải mất 45 phút đi bằng đường ô tô và 35 phút bằng xe máy. Vào giờ cao điểm, thời gian di chuyển có thể lên tới 1 giờ. 

Hệ thống cảng phục vụ nhu cầu xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn TP.HCM cũng trong tình trạng ùn ứ. Trong khi Bà Rịa - Vũng Tàu đang sở hữu lợi thế về Cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, thì Cảng Cát Lái (quận 2), dù chiếm đến 70% thị phần vận tải container miền Nam và 40% thị phần cả nước, nhưng hoạt động vận chuyển hàng hóa vào Cảng đang gặp rất nhiều khó khăn bởi tuyến đường huyết mạch Liên tỉnh lộ 25B dẫn vào Cảng, sau 7 năm khởi động, vẫn chưa thể hoàn thành.

Hạ tầng quá tải, tình trạng kẹt xe xuất hiện thường xuyên… là những cản trở lớn khiến TP.HCM mất điểm trong mắt nhà đầu tư. Dù Thành phố đã triển khai 9 chương trình chống ùn tắc, nhưng xem ra, sau 3 năm, kết quả lại đi ngược với mong muốn.

Về thủ tục hành chính, dù TP.HCM đã phân cấp cho các quận, huyện, các khu để quản lý đầu tư, nhưng trên thực tế, việc giải quyết thủ tục vẫn tập trung chủ yếu tại cơ quan đầu ngành (Sở Kế hoạch và Đầu tư), gây ra tình trạng quá tải.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến có những ý kiến lo ngại rằng, việc nộp thuế xuất nhập khẩu (một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách Thành phố) đang có xu hướng dịch chuyển sang Bà Rịa - Vũng Tàu. Thậm chí có những dự báo cho rằng, tỷ lệ doanh nghiệp dịch chuyển nộp thuế xuất nhập khẩu từ TP.HCM ra Bà Rịa- Vũng Tàu sẽ tăng 25% vào năm 2015 và lên tới 70% vào năm 2020.

Điểm qua một vài thực trạng trên để thấy rằng, nếu không sớm khắc phục những tồn tại, những “nút thắt” trong phát triển kinh tế, thì hẳn nhiên, môi trường đầu tư, cũng như hình ảnh của TP.HCM chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. 

Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với TP.HCM, nếu địa phương “đầu tàu” này không muốn mất dần lợi thế so với những vùng lân cận như Bình Dương hay Bà Rịa - Vũng Tàu.

(Theo Báo đầu tư)

  • Kê toa cho doanh nghiệp Nhà nước
  • Đà Nẵng chú trọng tiết kiệm điện
  • Thành lập thành phố Cam Ranh
  • Hà Nội đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư
  • Nghệ An: Phát triển miền Tây hiệu quả và bền vững
  • Ninh Thuận triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng
  • Hà Nội: Tháng Khuyến mại giúp kích cầu tiêu dùng và bình ổn giá
  • Lượng hàng Tết rất dồi dào
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi