Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển nông nghiệp Thủ đô với các tỉnh phía Bắc Hợp tác trên mọi lĩnh vực

Những năm qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã triển khai một số chương trình hợp tác, liên kết phát triển nông nghiệp với các tỉnh phía Bắc. Song quy mô cũng như tính chất mới dừng lại ở "giao lưu", "trao đổi". Hội nghị hợp tác phát triển nông nghiệp Thủ đô với 17 tỉnh phía Bắc vừa diễn ra tại Hà Nội được coi là chìa khóa để ngành nông nghiệp phát triển bền vững, hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

Khởi sắc nông nghiệp Hà Nội

Chăm sóc rau sạch tại xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì). Ảnh: Bảo Lâm

Những năm gần đây, nông nghiệp Thủ đô đã có những bước tiến đáng kể. Năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi ngày một tăng, giá trị sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản) năm 2010 đạt 150 triệu đồng/ha. Hà Nội đang đồng loạt triển khai các đề án, chương trình trọng điểm, hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng cho đề án sản xuất rau an toàn, đề án thủy sản, sản xuất lúa chất lượng cao. Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, Hà Nội đang dồn sức để hiện thực hóa đề án sản xuất rau an toàn (RAT). Mục tiêu đến năm 2015 mở rộng diện tích sản xuất RAT lên 5.500ha, đáp ứng 35% nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô; nâng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lên 24.000ha, năng suất 5,5 tấn/ha, với tổng sản lượng 132.000 tấn cá, tôm. Ngoài ra, để ngành chăn nuôi Thủ đô phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, ngành nông nghiệp sẽ sớm đưa các trang trại, khu chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư. Đồng thời triển khai chương trình định hướng phát triển sản xuất vùng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn vệ sinh thực phẩm với tổng kinh phí dự kiến giai đoạn 2010-2015 là 132 tỷ đồng. Mục tiêu đặt ra, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp Thủ đô giữ vững từ 2,0 đến 2,5%/năm; đến năm 2020 có 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 80% sử dụng nước sạch. Thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ huy động mọi nguồn lực, tập trung hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) thành phố giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 có 70% số xã hoàn thành việc xây dựng NTM theo bộ tiêu chí quốc gia và đến năm 2030 có 100% số xã đạt chuẩn NTM.

Xúc tiến đầu tư mở rộng

Theo Tiến sĩ Trần Xuân Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, mục tiêu của ngành nông nghiệp Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng đô thị sinh thái sản xuất hàng hóa chất lượng cao, chuyển mạnh cơ cấu nông nghiệp sang sản xuất nông sản, thực phẩm chất lượng cao. Gắn phát triển nông nghiệp với cải thiện, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển du lịch và hoàn chỉnh xây dựng nông thôn mới.

Hiện ngành nông nghiệp Hà Nội mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thực phẩm nông sản cho thị trường Hà Nội, 40% còn lại được cung cấp từ các tỉnh trong vùng. Do đó, Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trên mọi lĩnh vực, để hoàn thiện hướng phát triển nông nghiệp Thủ đô. Đối với lĩnh vực trồng trọt, Sở NN&PTNT phối hợp với các tỉnh phía Bắc trong công tác quản lý, sản xuất, cung ứng giống cây trồng; quản lý thuốc BVTV và phòng trừ dịch bệnh; tổ chức sản xuất, tiêu thụ rau, thực phẩm an toàn. Công tác quản lý, sản xuất, nhập khẩu giống vật nuôi; công tác kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm; phòng, chống dịch bệnh vật nuôi cũng sẽ được đặc biệt quan tâm. Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị UBND thành phố Hà Nội cần hỗ trợ ngân sách cho một số chương trình dự án trọng điểm để đầu tư liên kết với các tỉnh. Cụ thể, Hà Nội sẽ đặt hàng sản xuất một số nông sản phẩm đặc sản của các tỉnh, thành phố, đáp ứng thị trường Hà Nội như sản phẩm thủy sản của Hải Phòng, Quảng Ninh; cá hồi, cá tầm, rau sạch của Lào Cai; gạo đặc sản của Nam Hà, Thái Bình. Hà Nội cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo cán bộ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao cho các tỉnh, thành phố.

Ông Ma Quang Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai khẳng định, để hợp tác nông nghiệp đạt hiệu quả cần dựa trên thế mạnh của từng địa phương. Những tỉnh, thành phố có điều kiện, thế mạnh khác nhau khi hợp tác sẽ tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng. Nhiều DN của Hà Nội đã cùng Lào Cai xây dựng mô hình sản xuất trên cơ sở hỗ trợ giống, vật tư, vốn, khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra sản phẩm đạt hiệu quả cao. Giám đốc các sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hải Phòng... mong muốn hợp tác chặt chẽ để cung ứng những giống cây trồng, gạo chất lượng cao cho thị trường Thủ đô. Về phát triển nông thôn, đại diện các tỉnh cũng đã thẳng thắn trao đổi kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp thực hiện để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, giúp nông dân có thu nhập ổn định, nông thôn ngày một giàu mạnh.

(Theo Đỗ Minh - Bạch Thanh // Hanoimoi Online)

  • "Chợ di động” vùng biên
  • Hà Nội và tỉnh Fukuoka hợp tác bảo vệ môi trường
  • Xây dựng Tây Ninh thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020
  • ĐBSCL: Mũi nhọn đã có, chỉ thiếu "bước đi" thích hợp
  • An Giang ưu đãi đầu tư công trình cấp nước sạch
  • TP.HCM triển khai bình ổn thị trường cuối năm
  • Hà Nội ứng vốn đợt 2 để bình ổn giá
  • Hà Nội kỷ luật 853 đảng viên tham nhũng, tiêu cực trong 5 năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi