Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quảng Bình đầu tư tuyến đường bộ ven biển

Với bờ biển dài trên 116km, tỉnh Quảng Bình đang dự định đầu tư tuyến đường bộ ven biển nhằm phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương ven biển.

 Đánh thức tiềm năng của vùng đất Bảo Ninh - Quảng Bình

Cho ý kiến về việc lập Dự án đầu tư và triển khai thực hiện tuyến đường bộ ven biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tỉnh này chỉ đạo lập Dự án phù hợp với Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010.

Như vậy, nếu được đầu tư và triển khai tuyến đường bộ ven biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình cũng nằm trong quy hoạch hệ thống đường bộ ven biển trên cả nước vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 3.41km dài.

Các tuyến đường bộ này ôm sát biển nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có biển, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước.

Tuyến đường được hình thành trên cơ sở tận dụng tối đa các tuyến đường hiện có kết hợp với việc đầu tư xây dựng mới, kết nối thuận lợi với mạng lưới giao thông và phù hợp với các quy hoạch khác trong vùng, khu vực.

Theo địa giới hành chính của tỉnh Quảng Bình, hiện địa phương này có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La với diện tích mặt nước 4 km2, độ sâu trên 15m và xung quanh có các đảo che chắn như: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) cũng rất thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.

(Theo Gia Vi // Tin Chính phủ // Công văn số 814/VPCP-KTN)

  • Thành phố Buôn Mê Thuột thành đô thị loại I
  • Quảng Trị cần tạo ra các cú hích mới để thoát nghèo
  • Lạc quan TP.Hồ Chí Minh
  • Hiện tượng sụt lún, nứt đất lan rộng ở Thái Nguyên
  • Hà Giang cần biến khó khăn thành lợi thế phát triển
  • Xây dựng Thừa Thiên-Huế thành trung tâm của khu vực miền Trung
  • Quy hoạch thoát nước TPHCM: Có thể chậm tiến độ hơn nữa
  • Bến Tre: hoa kiểng gặp khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi