Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy hoạch thoát nước TPHCM: Có thể chậm tiến độ hơn nữa

Tính đến nay, theo ngành chức năng quy hoạch tổng thể thoát nước cho TPHCM giai đoạn đến năm 2010 đã chậm tiến độ hơn 5 năm. Năm 2009 được xem là một năm có nhiều khó khăn trong việc giải quyết ngập nước trên địa bàn TP, đặc biệt khu vực trung tâm.

Xóa ngập vẫn mang tính... tạm thời

Các dự án thoát nước mang tính đột phá đến nay vẫn còn dang dở, trong đó đáng kể là 3 dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách (thường gọi là dự án ODA) gồm: dự án Vệ sinh Môi trường (VSMT) lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, dự án Cải thiện Môi trường nước TP lưu vực Tàu Hũ-Bến Nghé và các hạng mục thoát nước giai đoạn I của dự án Nâng cấp Đô thị.

Do nhiều lý do khác nhau, các dự án này đều thực hiện quá chậm so với tiến độ đề ra, hệ quả là tình trạng môi trường đô thị TP ngày càng bị xấu đi, gây bức xúc trong cư dân TP.

Chỉ một cơn mưa, nhiều con đường thành... sông.

Hệ thống cống mới chưa kịp xây dựng xong trong khi hệ thống cống cũ phải phá bỏ để lấy mặt bằng đặt cống mới. Đây là nguyên nhân khiến cho khả năng thoát nước càng trở nên yếu kém hơn, nhất là làm cho khu vực trung tâm TP vốn dĩ không hoặc ít bị ngập cũng trở nên dễ ngập hơn, kèm theo đó là giao thông ách tắc, chất lượng sống của người dân bị ảnh hưởng đáng kể.

Đã vậy năm 2009 cũng là năm liên tiếp có mực nước triều dâng cao thuộc loại kỷ lục trong vòng nửa thế kỷ qua. Tháng 11-2009 mực nước triều cường đo được tại trạm Phú An cao đến 1,56m! Bên cạnh đó là một loạt “tại, bởi, bị” khác như: đất nền của TP đã xảy ra hiện tượng lún do gia tải và do khai thác nước ngầm tràn lan, quá mức; mặt đường đô thị hiện hữu nhiều nơi bị lún…

Tất cả góp phần làm cho “bức tranh” ngập của TP ảm đạm hơn!

Hiện nay công tác chống ngập được giao cho Trung tâm Chống ngập (TTCN). Mặc dù suốt năm 2009, TTCN không xây dựng và đề xuất chương trình chống ngập nội thị, song trung tâm đã thực hiện một số giải pháp cấp bách để xóa-giảm ngập. Kết quả là TTCN đã xóa ngập tại 30 điểm, tương đương 23,8% và giảm ngập cho 28 điểm khác, tương đương 29,1% trong tổng số 126 điểm ngập tồn đọng từ năm 2008 kéo sang.

Chỉ có điều, như nhận xét của chính những người trong cuộc: Việc giải quyết xóa ngập ấy vẫn chỉ mang tính chất tạm thời, chưa tạo được chuyển biến mang tính đột phá mà nguyên nhân sâu xa có lẽ do công tác giải quyết ngập hiện chủ yếu dựa vào các dự án ODA trong khi bản thân các dự án này sớm lắm phải đến hết năm 2010 mới bắt đầu đưa vào sử dụng!

Và có thể chậm hơn

Quy hoạch tổng thể thoát nước TPHCM giai đoạn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2001. Theo đó trong 5 năm đầu tiên, từ 2001-2005 sẽ phải thực hiện xong các dự án thoát nước ODA để xóa ngập cho lưu vực trung tâm TP. Tuy nhiên với tốc độ “rùa” như đã đang xảy ra, các dự án thoát nước ODA này sớm lắm phải đến cuối năm nay hoặc hết năm 2010 mới hoàn thành.

Nói cách khác, kế hoạch giải quyết ngập cho trung tâm TP đến nay đã bị chậm hơn 5 năm so với dự kiến và có thể còn bị chậm trễ hơn thế nữa nếu như trong năm nay các bộ phận hữu quan không khẩn trương triển khai các công việc còn lại.

Không chỉ các dự án thoát nước ODA bị chậm, ngay công tác lập quy hoạch chi tiết cho 5 lưu vực cũng cùng chung số phận… chậm! Công tác này lẽ ra phải được thực hiện ngay sau cột mốc năm 2001 – thời điểm quy hoạch tổng thể thoát nước được trung ương phê duyệt, vậy mà cho đến nay vẫn chưa thể nói chắc được thời điểm hoàn tất lập quy hoạch chi tiết cho 5 lưu vực.

Sự chậm trễ tiến độ sẽ còn “hứa hẹn” bắt nguồn từ tình trạng ách tắc, giậm chân tại chỗ của nhiều dự án cải tạo kênh, rạch khác. Đối với TPHCM, kênh rạch lâu nay vẫn là trục thoát nước chính, là đầu ra cho các cửa xả.

Thế nhưng hầu hết các dự án cải tạo đều đang bị đình trệ, tạm ngưng không thời hạn do chi phí đầu tư quá lớn, điển hình là dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, cải tạo rạch Văn Thánh, cải tạo rạch Cầu Sơn-Cầu Bông…


(Theo THIỆN NHÂN/SGGP)

  • Bến Tre: hoa kiểng gặp khó
  • TP.HCM: khởi công xây hơn 3.000 căn hộ tái định cư
  • Tháo gỡ khó khăn cho nghề khai thác biển ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Thị trường Tết TP HCM: Giá tăng thách thức sức DN
  • Hà Tĩnh: Đổi mới các doanh nghiệp nhà nước
  • Ninh Thuận khai thác lợi thế sản xuất muối
  • Hà Nội: Tập trung GPMB các dự án chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long
  • Hà Nội: Xã hội hóa việc xây dựng cơ sở giết mổ hiện đại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi