Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quảng Ninh ưu đãi 12 doanh nghiệp thực hiện bình ổn giá

UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt cho 12 doanh nghiệp thương mại trên địa bàn vay vốn ưu đãi với tổng số tiền là 35,8 tỷ đồng từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh để dự trữ hàng hoá thiết yếu từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão.

 
12 doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ninh được vay vốn ưu đãi để bình ổn giá trên địa bàn - Ảnh minh họa

Đây là các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn; có năng lực và kinh nghiệm tổ chức, phân phối nguồn hàng.

Các doanh nghiệp này sẽ được vay vốn để dự trữ hàng hoá phục vụ bình ổn giá với lãi suất bằng 0% trong 5 tháng kể từ ngày doanh nghiệp được ký hợp đồng vay vốn.

Ngoài sự hỗ trợ của tỉnh, các doanh nghiệp hiện nay đã triển khai các biện pháp để hạn chế thấp nhất sự tăng giá của hàng hoá bằng cách: Giảm thiểu phụ phí phát sinh; tiết kiệm nguyên liệu; điều hành sản xuất khoa học để tiết kiệm nhân công…

Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Liễu cho biết, nhằm tăng cường các biện pháp bình ổn giá thị trường, thời gian tới, các ngành chức năng tỉnh sẽ thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về việc tuân thủ quy định quản lý giá trên địa bàn tỉnh. Việc kiểm tra sẽ tập trung vào các nội dung như: Đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết và bán hàng hoá dịch vụ đúng giá niêm yết; kiểm tra hoá đơn xuất, nhập các hàng hoá thiết yếu và các hàng hoá thuộc diện bình ổn giá.

Thời điểm cuối năm, lực lượng chức năng liên ngành cũng sẽ tập trung công tác chống gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống, ngăn chặn gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhậu lậu, các mặt hàng cấm như đồ chơi bạo lực, pháo nổ, kiểm tra giá mặt hàng sữa theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương... 

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 10 trên địa bàn đạt 2.274,3 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước.

Tính chung 10 tháng năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 21.632,6 tỷ đồng, đạt 87,7% kế hoạch và tăng 22% so với cùng kỳ.

(Theo Hoàng Diên // Tin Chính phủ)

  • Tác động từ sông Mekong đến ĐBSCL ngày càng lớn
  • Quy hoạch xây hồ điều tiết trữ nước, chống ngập ở TP. HCM
  • Đánh thức tiềm năng Tây Bắc
  • Hà Nội hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • TPHCM: Hệ thống xử lý nước thải nhiều bệnh viện quá cũ
  • 10 tháng, Hà Nội chi hơn 20.000 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản
  • Hà Nội dự trữ thêm 15% nhu cầu hàng hóa dịp Tết
  • Đắk Lắk xử lý nghiêm trường hợp mua bán cà phê xanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi