Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quảng Trị đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2011

May hàng xuất khẩu tại công ty. 

Hội nghị BCH Ðảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 2 (khóa 15) và kỳ họp thứ 22, HÐND tỉnh khóa 5 đã quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2011 của tỉnh là: Ðẩy mạnh phát triển sản xuất; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu đề ra là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 11 đến 12%; GDP bình quân đầu người đạt 19 đến 20 triệu đồng; tổng  thu   ngân  sách   Nhà   nước đạt một nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển xã hội từ 5.600 đến 5.700 tỷ đồng; sản lượng lương thực có hạt 22,4 vạn tấn; trồng mới rừng tập trung năm nghìn ha; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35,5%; tạo việc làm mới cho 9.500 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,5 đến 3% và hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tám xã điểm...

Ðể thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, tỉnh Quảng Trị tập trung tuyên truyền, quán triệt các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng các cấp, Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 15, Nghị quyết Ðại hội toàn quốc lần thứ XI của Ðảng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của tỉnh đến các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Tiến hành rà soát các chương trình hành động, nghị quyết chuyên đề, các chủ trương, định hướng của Ðảng bộ đã ban hành trong những năm qua để tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp và các quyết sách mang tính đột phá. Tập trung tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp; tạo chuyển biến trong phát triển các ngành kinh tế, trước hết là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2011 - 2015. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, tăng cường công tác quản lý đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. Ðẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tập trung chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HÐND các cấp. Chú trọng công tác kiện toàn tổ chức, cơ cấu, bộ máy chính quyền địa phương nhiệm kỳ mới; tiếp tục thực hiện công tác thí điểm không tổ chức HÐND ở bảy huyện, 13 phường trên địa bàn tỉnh. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng khó, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng bị thiên tai nhằm đưa đời sống của người dân trong tỉnh không ngừng được cải thiện.

* Sau hai năm thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến hết tháng 1-2011, tỉnh Ðiện Biên đã có 10.136 hộ nghèo làm xong nhà ở, đạt tỷ lệ 75,62% tổng số hộ được thụ hưởng chính sách này.

Theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, nhà cho các hộ dân được hỗ trợ phải bảo đảm tiêu chí 'ba cứng' (tường cứng, mái cứng và nền cứng); được xây dựng từ ba nguồn (hỗ trợ của Nhà nước, Ngân hàng chính sách cho vay và nguồn do cộng đồng hỗ trợ) với tổng mức tối thiểu 24 triệu đồng/căn nhà.

Trong số các địa phương đã thực hiện hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo có các huyện Tủa Chùa hiện đã thực hiện đạt 99,6%, Mường Chà 97%, Mường Ẳng đạt hơn 96%... Tuy nhiên có những địa phương ở địa bàn thuận lợi, lại có số hộ nghèo được thụ hưởng ít song thực hiện chậm như TP Ðiện Biên Phủ mới có 12 trong tổng số 48 hộ đã làm được nhà. Huyện Ðiện Biên Ðông ở vùng khó khăn, nhưng lại có tới hơn 2.600 hộ nằm trong danh sách được thụ hưởng, đã hoàn thành tới hơn 98%.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Ðiện Biên đã huy động hơn 255 tỷ đồng để hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp hơn 90 tỷ đồng, vốn do các cơ quan, tổ chức hỗ trợ hơn 85 tỷ đồng, còn lại là vốn vay Ngân hàng chính sách và vốn tạm ứng chi phí thường xuyên.

* Theo số liệu của Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Bến Tre, từ đầu năm học 2010 - 2011 đến nay, toàn tỉnh có 1.467 học sinh ở cả ba cấp bỏ học giữa chừng, giảm 1% so cùng kỳ năm ngoái. Các huyện có tỷ lệ học sinh bỏ học cao là Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú, đều là các huyện thuộc diện khó khăn của tỉnh. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là nhiều em có học lực kém, phần vì mặc cảm bạn bè, phần vì ham chơi; do hoàn cảnh khó khăn, các em theo gia đình đi làm ăn xa, hoặc bỏ học lên làm công nhân tại các khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương...

Ðể hạn chế tình trạng này, hai chương trình trọng tâm của Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Bến Tre là đẩy mạnh phong trào thi đua 'Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực' và tăng cường công tác 'Xã hội hóa giáo dục'. 100% số trường đã đăng ký 'Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực' với trọng tâm là bảo đảm  trường lớp 'xanh, sạch, đẹp', tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tăng cường tính tích cực của học sinh và triển khai giáo dục kỹ năng sống cho các em. Ðối với công tác 'Xã hội hóa giáo dục', từ đầu năm học 2010 - 2011 đến nay, toàn ngành Giáo dục tỉnh Bến Tre đã vận động được hơn 12 tỷ đồng tiền và hiện vật, hỗ trợ và cấp học bổng cho hàng chục nghìn học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn có nguy cơ bỏ học. Nhà xuất bản Giáo dục cũng hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh là con thương binh, liệt sĩ trong toàn tỉnh với giá trị hơn 80 triệu đồng.

 

(Theo HNMO)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi