Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháo gỡ khó khăn, phát triển cụm, điểm TTCN ở Quảng Bình

Xưởng sản xuất bát đựng mủ cao-su của Công ty TNHH Đức
Huấn ở Cụm TTCN Thuận Đức.  

Ðể phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, tỉnh Quảng Bình đã đề ra mục tiêu đến năm 2010 hình thành 49 cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp (TTCN), với diện tích 361 ha, tổng vốn đầu tư hơn 325 tỷ đồng. Thế nhưng đến nay, kết quả đạt được rất thấp.

Tỉnh Quảng Bình hiện có khoảng 28.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn (TTCN và NNNT). Số cơ sở sản xuất TTCN có xu hướng phát triển nhanh, bình quân hằng năm tăng 900 cơ sở sản xuất. Lực lượng lao động tăng gần 2.000 người/năm, tập trung chủ yếu trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm hải sản, mộc mỹ nghệ. Ngoài lao động chính, các cơ sở sản xuất còn thu hút nhiều lao động thời vụ. Ðặc biệt đối với các cơ sở chế biến hải sản, do tính chất mùa vụ, số lao động thời vụ thường rất lớn, thậm chí gấp hai, ba lần số lao động thường xuyên.

Nhìn chung, cơ sở sản xuất TTCN ở Quảng Bình có quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo từng vùng hoặc hộ gia đình. Không chỉ thiếu mặt bằng để tổ chức sản xuất mà các cơ sở sản xuất TTCN nằm xen lẫn trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Vì thế,  cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm, điểm TTCN để tạo mặt bằng sản xuất tập trung nhằm từng bước hiện đại hóa sản xuất, thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Ðến nay, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng chín cụm, điểm TTCN, với diện tích 117 ha. Trong đó, có bốn cụm, điểm đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 100%. Các cụm, điểm TTCN và NNNT đi vào hoạt động đều phát huy được hiệu quả. Hiện có 81 dự án đăng ký đầu tư vào các cụm, điểm TTCN, trong đó có 54 dự án đang thực hiện. Cụm TTCN Thuận Ðức, TP Ðồng Hới diện tích 20 ha, thu hút bảy dự án hoạt động hiệu quả, tạo việc làm hơn 200 lao động. Ðiểm TTCN Tân Sơn, xã Ðức Ninh, TP Ðồng Hới diện tích bốn ha, thu hút sáu cơ sở sản xuất, chủ yếu là mộc mỹ nghệ và gạch không rêu. Năm 2010, điểm TTCN này đạt doanh thu hơn 200 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 160 lao động với thu nhập bình quân hơn 1,5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất thấp so với mục tiêu đề ra. Nhiều cụm, điểm TTCN được quy hoạch hoặc đầu tư một phần về hạ tầng rồi bỏ hoang, doanh nghiệp có nhu cầu về nơi sản xuất, kinh doanh cũng chỉ biết... đứng nhìn.

Cụm TTCN Cam Liên, huyện Lệ Thủy là một thí dụ. Sau gần năm năm được phê duyệt, đến nay vẫn là bãi đất trống, thành nơi tập kết rác thải của người dân. Nguyên nhân là do địa phương không đủ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi đó UBND tỉnh Quảng Bình chỉ chấp nhận đầu tư khi các doanh nghiệp đăng ký lấp đầy được hai phần ba diện tích.

Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất bằng cách di dời cơ sở sản xuất đến cụm TTCN tập trung. Thậm chí, có doanh nghiệp chấp nhận đăng ký sản xuất tại cụm TTCN Cam Liên - nơi có vị trí giao thông thuận tiện - nhưng chờ mãi không thấy đầu tư, xây dựng hạ tầng nên đành rút lui.

Xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch là địa phương có nghề đánh bắt và chế biến hải sản nổi tiếng nên được chọn để xây dựng cụm TTCN - làng nghề điểm, để từ đó nhân rộng ra toàn tỉnh. Dự án có số vốn đầu tư ban đầu gần ba tỷ đồng. Với diện tích 10 ha, cụm TTCN này dự kiến thu hút 200 cơ sở sản xuất đa ngành, tạo công ăn việc làm cho 1.000 lao động địa phương. Cuối năm 2004, làng nghề này hoàn thành và bàn giao cho UBND xã Cảnh Dương quản lý sử dụng. Nhưng hơn sáu năm trôi qua, thay vì sẽ có 200 dự án lấp đầy như dự định ban đầu, thì đến nay chỉ có vài dự án với quy mô nhỏ lẻ bắt đầu hoạt động ở đây.

Làng nghề Ðức Trạch, huyện Bố Trạch cũng nằm trong tình trạng tương tự. Năm 2005, làng nghề này được đầu tư 1,5 tỷ đồng để kéo điện, làm một con đường cấp phối rồi... bỏ hoang.  Làng nghề trở thành bãi rác bất đắc dĩ với cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xuống cấp cùng nắng mưa. 

 Trao đổi với chúng tôi, Trưởng Phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công thương Quảng Bình Võ Quang Minh cho rằng, có tình trạng trên trước hết là do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do giá đền bù thường xuyên thay đổi, trong khi đó ngân sách chi trả thiếu, cấp chậm; thứ hai, nhu cầu nguồn vốn đầu tư xây dựng các cụm, điểm TTCN khá lớn nhưng số được cấp còn rất hạn chế khiến cho việc triển khai chậm và thiếu đồng bộ nên không thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào cụm, điểm TTCN; thứ ba, do các quy định về quản lý cụm, điểm TTCN còn thiếu và bất cập, nhiều địa phương chưa xây dựng quy chế quản lý nên gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp muốn tìm hiểu, đầu tư; mức hỗ trợ xây dựng hạ tầng trong các cụm TTCN còn thấp hoặc chưa được hỗ trợ nên chưa kích thích, động viên doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư vào cụm, điểm TTCN.

Ðể xây dựng và phát triển cụm, điểm TTCN, tỉnh Quảng Bình xác định trước hết phải gắn với làng nghề, ngành nghề và xét đến tính liên vùng, thuận lợi về giao thông, điện nước. Trên cơ sở kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện đề án, tỉnh chỉ đạo ngành công thương rà soát lại các dự án để trên cơ sở đó bổ sung, thay đổi các hạng mục và tập trung nguồn vốn theo hướng xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng để doanh nghiệp có hướng đầu tư lâu dài. Mặt khác, tỉnh ban hành các cơ chế đặc thù để hỗ trợ, ưu đãi các dự án đầu tư vào cụm, điểm TTCN, làng nghề nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

(Theo Bài và ảnh: HƯƠNG GIANG/nhandan online)

  • Hà Nội thu hồi gần 2.200 tỷ đồng nợ đọng thuế
  • Hà Nội mạnh tay với taxi “dù”
  • TPHCM thu phí, cấm xe để giảm ùn tắc giao thông
  • Tăng 2,38%, CPI tháng 5/2011 tại Tp.HCM giảm tốc
  • Dẹp nhà nổi thay vì xây cầu cảng Hồ Tây
  • TP HCM bán điện theo hình thức trả trước
  • CPI tháng 5 của Hà Nội tăng 1,76% so với tháng 4/2011
  • CPI tháng 5 của Long An tăng 2,35%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi