Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 5 của Hà Nội tăng 1,76% so với tháng 4/2011

Cục Thống kê Hà Nội vừa cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2011 của Thủ đô đã tăng 1,76% so với tháng trước.

So với cùng kỳ và tháng 12/2010, CPI tháng này đã tăng lần lượt là 19,08% và 11,59%.

Như vậy sau mức tăng mạnh mẽ trên 3% trong tháng 4, mức tăng giá chung của Thủ đô đã giảm tốc. Đây cũng là mức tăng thấp nhất của chỉ số này trong 4 tháng gần đây.

Xét chung các nhóm hàng, mức tăng 1,76% được cộng hưởng từ sự tăng giá của 10/11 nhóm hàng chính, chỉ duy nhất nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,73%.

Đóng góp lớn vào sự tăng giá của chỉ số chung vẫn là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở, vật liệu xây dựng; và nhóm giao thông, là những nhóm có quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI do chịu ảnh hưởng của nhiều mặt hàng có biến động giá lớn trong thời gian gần đây.

Việc điều chỉnh giá gas bán lẻ của tất cả các hãng liên tục vào các ngày 1/5 và 11/5, tăng thêm khoảng 32-34 nghìn đồng tùy từng hãng, và việc tăng giá dầu hỏa vừa qua là tác nhân chủ yếu khiến giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng 2,99% trong tháng này.

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng 2,25% với việc giá gạo trong nước bị đẩy lên cao chủ yếu do ảnh hưởng từ việc tăng giá gạo xuất khẩu. Ngoài ra, giá gạo của Thủ đô còn gánh thêm phần chi phí của vận chuyển từ các tỉnh thành khác về.

Trong tháng 5, nhóm hàng thực phẩm cũng đã tăng 2,2%.

Ngược lại, với mặt hàng rau củ quả, thời tiết thuận lợi cũng góp phần tạo điều kiện cho sản lượng rau củ tăng, làm cho giá các mặt hàng này đang có xu hướng giảm. Giá lương thực, thực phẩm vẫn tăng là nguyên nhân chính khiến nhóm ăn uống ngoài gia đình trong tháng đã tăng 2,81%.

Tiếp theo nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giao thông là nhóm có mức tăng cao thứ 2, đạt mức 2,23% so với tháng trước. Mức tăng này được lý giải do dư âm của các đợt tăng giá xăng dầu trong tháng trước.

Đặc biệt trong tháng, với sự điều chỉnh lương tối thiểu của nhà nước từ ngày 1/5/2011 cũng khiến nhóm bảo hiểm y tế tăng đáng kể góp phần vào mức tăng 2,01% của nhóm hàng hóa và dịch vụ khác.

Ngoài những nhóm chính có mức tăng mạnh như trên, giá các mặt hàng khác vẫn ổn định ở mức cao đã khiến mức giá chung của Thủ đô trong tháng 5 này tăng khá cao so với tháng 5 của các năm gần đây.  
 
Trong tháng, giá vàng trên thị trường Hà Nội tăng 1,62 % so tháng trước, trong khi giá USD đã giảm 0,75%.

(NDHMoney)

  • CPI tháng 5 của Long An tăng 2,35%
  • ĐBSCL: Chuối được giá, hút hàng
  • Trà Vinh phát triển và ổn định vùng mía nguyên liệu
  • Hà Nội sẽ không bị cắt điện nếu nóng trên 35 độ
  • Lào Cai tiết giảm chi, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
  • Đan Phượng: Khởi công xây dựng tuyến đường trị giá trên 168 tỷ đồng
  • Thanh Hóa cấp gạo cứu đói giáp hạt
  • Hà Nội chưa tăng giá nước sạch, xe buýt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi