Chủ tịch UBND Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Cao đánh giá nền kinh tế tỉnh đang vận hành phù hợp với quỹ đạo phát triển, hội đủ niềm tin cho một năm thành công trên nhiều lĩnh vực.
![]() |
Thừa Thiên - Huế đang vươn mình mạnh mẽ - Ảnh: Chinhphu.vn |
Cụ thể, 10 tháng đầu năm 2010, kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt mức tăng trưởng cao và đồng đều trên các mặt, khả năng đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 12%/năm. Thu ngân sách nhà nước đạt trên 2.750 tỷ đồng, bằng 91,9% dự toán năm, tăng 26,5% so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt gần 7.700 tỷ đồng, tăng 27,8% so cùng kỳ.
Nhìn xa hơn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 cũng đạt trên 12%/năm. Trong một số lĩnh vực, Thừa Thiên Huế có vị thứ xếp hạng cao so cả nước như thu ngân sách xếp 20/63 tỉnh, thành; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nằm trong nhóm tốt, tăng từ vị trí 40 (năm 2005) lên vị trí 14/64 tỉnh, thành.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu, chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông - ICT xếp thứ 4/63...
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao khẳng định Thừa Thiên – Huế đang tập trung triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là công tác quy hoạch, đầu tư và phát triển, dần hình thành bộ mặt đô thị hiện đại.
Nhìn lại hơn 1 năm tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên- Huế và đô thị Huế đến năm 2020, ông Nguyễn Văn Cao đánh giá Kết luận 48 đã tạo động lực mới, mở ra vận hội mới cho Thừa Thiên – Huế.
Tốc độ đô thị hoá Thừa Thiên – Huế, nhất là các thị trấn, thị tứ dọc Quốc lộ 1A và ven thành phố Huế đã có bước chuyển biến khá nhanh. Đô thị Phú Bài (Hương Thủy) và đô thị Tứ Hạ (Hương Trà) đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Sân bay Phú Bài, cảng biển Chân Mây, hầm đường bộ Hải Vân, đường Hồ Chí Minh, các cửa khẩu và hệ thống giao thông kết nối các đô thị vệ tinh ở miền núi, đồng bằng với thành phố Huế được đầu tư phát triển.
Nhiều dự án tiềm năng có vai trò quan trọng trong phát triển hạ tầng kỹ thuật đã được triển khai như Dự án cải tạo môi trường nước thành phố Huế, các dự án đường cao tốc, Quốc lộ 49A, đường 74, đường 71, cầu qua sông Hương, đường La Sơn - Nam Đông đáp ứng nhu cầu kết nối đô thị Nam Ðông với Thành phố Huế.
Đối với hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh đã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết….
Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa V tại kỳ họp thứ 14 trong tháng 7/2010 đã thông qua Nghị quyết xây dựng Thừa Thiên – Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2015, với nét đặc trưng của Cố đô Huế - thành phố sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường.
Các giải pháp được đề cập tới bao gồm tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá để hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng để từng bước hình thành nền kinh tế tri thức, trở thành trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước, xây dựng Thừa Thiên – Huế xứng tầm là trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam và xem đây là lợi thế so sánh lâu dài để phát triển Huế…
(Theo Quang Hân- Thanh Hương // Tin Chính phủ)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com