Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự kiến 5 tiêu chí di dời các trường ra khỏi nội thành Hà Nội

Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội đang rà soát thực trạng và đề xuất 5 tiêu chí xét di dời các cơ sở giáo dục ra khỏi trung tâm thành phố và kế hoạch di dời được chia thành các nhóm.

Việc di dời trường học không những giảm áp lực cho khu vực nội đô mà còn tạo điều kiện cho ngành giáo dục phát triển với mục tiêu chất lượng cao, tạo động lực cho phát triển đô thị - Ảnh minh họa

5 tiêu chí xét di dời các trường

Theo đề xuất của Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, sẽ bố trí vị trí để di dời các trường học tại khu vực Gia Lâm, các khu vực đô thị vệ tinh như Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Chúc Sơn.

Dự kiến tiêu chí đầu tiên để xét di dời là vị trí trường. Các cơ sở trường nằm ở vị trí có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua, khu vực sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm… không phù hợp với môi trường giáo dục đào tạo cần phải dịch chuyển đến vị trí mới. Các vị trí nằm trong định hướng phát triển chiến lược của đô thị, cần phải chuyển đổi để bố trí cho các mục đích khác của đô thị như hạ tầng đầu mối, an ninh quốc phòng, dịch vụ công cộng...

Tiêu chí thứ hai là môi trường, tiêu chí thứ ba là quy mô đất đai, tiêu chí thứ tư là lịch sử phát triển, tiêu chí thứ năm là ngành nghề và lĩnh vực đào tạo.

Kế hoạch di dời dự kiến theo 3 nhóm

Kế hoạch di dời dự kiến được chia theo 3 nhóm. Nhóm 1 được giữ lại, nâng cấp cải tạo. Các cơ sở thuộc nhóm này sẽ được điều chỉnh lại tính chất chức năng và quy hoạch kiến trúc cho phù hợp với yêu cầu của phát triển đô thị và nhu cầu phát triển của trường. Đối với các trường có lịch sử phát triển lâu đời cần có biện pháp tu bổ, bảo tồn để trở thành di sản đô thị.

Nhóm 2 là nhóm tiến hành di chuyển một phần hoặc chuyển đổi loại hình đào tạo ra cơ sở 2 nằm ở các khu vực nằm ngoài đô thị trung tâm. Cơ sở hiện hữu được cải tạo nâng cấp hoặc chuyển đổi mục đích một phần sang các mục đích đô thị khác, được quản lý phát triển chặt chẽ phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn đô thị.

Nhóm 3 thuộc diện di chuyển toàn bộ cơ sở đào tạo ra vị trí mới. Cơ sở hiện hữu được chuyển sang các chức năng phục vụ đô thị (công viên, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ,…); trong đó ưu tiêu cho các mục đích tăng cây xanh, chỉ tiêu hạ tầng xã hội và chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật của khu vực hoặc sử dụng cho các chức năng đặc biệt của đô thị. Hạn chế tối đa việc chất tải thêm quy mô dân số đối với hạ tầng hiện có của khu vực.

Hiện trên địa bàn Hà Nội có 1/3 tổng số trường đại học và cao đẳng toàn quốc và chiếm 40% tổng số sinh viên toàn quốc (khoảng 66 vạn sinh viên), tập trung chủ yếu trong khu vực nội đô. Điều này đã gây áp lực quá tải tới hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị.

Vì vậy, việc di dời trường học không những giảm áp lực cho khu vực nội đô mà còn tạo điều kiện cho ngành giáo dục phát triển với mục tiêu chất lượng cao, tạo động lực cho phát triển đô thị.

(Theo Gia Vi // Tin Chính phủ)

  • Bảo tàng Hà Nội na ná
  • TP Hồ Chí Minh cần 20.000 lao động thời vụ
  • Ninh Thuận: Khẩn cấp hộ đê sông Dinh
  • Mở rộng thị xã Cao Bằng
  • Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức kích cầu du lịch
  • TP. Hồ Chí Minh lập đề án di dời các trường đại học, cao đẳng
  • Thanh Hoá: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 24% so cùng kỳ
  • TP.HCM: Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 12% cho năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi