Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP. Hồ Chí Minh lập đề án di dời các trường đại học, cao đẳng

Trước mắt ưu tiên di dời các trường ĐH, CĐ công lập vào khu vực quy hoạch xây dựng trường ĐH, CĐ tại Khu đô thị Tây Bắc TP - Ảnh minh họa

UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Cơ quan Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP và các sở-ngành khẩn trương lập Đề án di dời các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ở khu vực trung tâm ra các khu quy hoạch tập trung tại các cửa ngõ TP.

UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu trước mắt cần tập trung ưu tiên di dời các trường ĐH, CĐ công lập vào khu vực quy hoạch xây dựng trường ĐH, CĐ tại Khu đô thị Tây Bắc TP.

Các cơ quan chức năng sẽ tổ chức họp báo với các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP để thông báo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND TP; giới thiệu với các trường về khu vực quy hoạch đầu tư xây dựng các trường ĐH, CĐ tại Khu đô thị Tây Bắc để các trường chủ động đăng ký thực hiện việc di dời.

Trước đó, tháng 6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng Hệ thống các trường ĐH, CĐ tại vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch sẽ hạn chế tối đa việc xây dựng các trường riêng lẻ, nghiên cứu hình thành những cụm và khu ĐH theo mô hình tập trung.

Dự báo đến năm 2015, vùng TP. Hồ Chí Minh sẽ có  700.000 - 800.000 sinh viên theo học với quy mô sử dụng đất khoảng  4.500 - 9.000 ha. Số lượng sinh viên sẽ tăng lên 1,1 - 1,2 triệu sinh viên vào năm 2025 với quy mô sử dụng đất là 7.000 - 15.000 ha. Quy mô sinh viên /1 khu ĐH là 35.000 - 120.000 sinh viên.

(Theo Diệm Cơ // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi