Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: Bàn chuyện hiện đại hóa điều khiển giao thông

Hệ thống đèn tín hiệu giao thông không đồng bộ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm - Ảnh:TL.

TPHCM đang nghiên cứu để xây dựng một trung tâm điều khiển giao thông hiện đại, kết nối tất cả các đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố về một đầu mối để việc điều khiển và phân luồng giao thông được thuận tiện hơn.

Tại hội thảo “Giải pháp xây dựng trung tâm điều hành giao thông hiện đại” do Sở Khoa học công nghệ TPHCM tổ chức ngày 5-11, nhiều nhà khoa học cho rằng với tình trạng lực lượng cảnh sát giao thông không đủ cho công tác phân luồng vào những giờ cao điểm, cùng với tình trạng kẹt xe ngày càng nghiêm trọng thì việc xây dựng một trung tâm điều hành giao thông hiện đại là cần thiết.

Ông Lê Hoài Quốc, Phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ TPHCM cho biết, trung tâm điều hành giao thông sẽ được trang bị hiện đại, tất cả các camera tại các giao lộ, cùng với hệ thống đèn tín hiệu giao thông sẽ được kết nối với trung tâm và sẽ được nối mạng đến các cơ quan chức năng như Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải. Lãnh đạo các cơ quan này có thể chỉ đạo việc phân luồng giao thông qua hệ thống mạng mà không cần phải ra hiện trường.

Ông Quốc cũng cho biết, Sở Khoa học và công nghệ đã nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của tập đoàn IBM, tuy nhiên dự án vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu nên chưa đưa ra được kinh phí cụ thể.

TPHCM hiện có trên 1.300 giao lộ với gần 600 giao lộ có hệ thống đèn tín hiệu giao thông, trong đó 159 chốt tín hiệu giao thông do Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông Công an TPHCM quản lý và điều khiển, số còn lại do các Khu Quản lý giao thông đô thị quản lý.

Các chốt này được vận hành và điều khiển độc lập nhau, không liên kết thành một hệ thống nên công tác quản lý, tổ chức phân luồng giao thông, chống ùn tắc trên địa bàn chưa được đồng bộ.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi