Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP.HCM: CPI tháng 1 tăng 1,01%

Theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) TPHCM tháng 1-2011 tăng 1,01%.
 
Tăng mạnh nhất là nhóm nhà ở điện, nước và vật liệu xây dựng (tăng 2,21%). Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp tục tăng cao (tăng 1,35%), kế đến là nhóm đồ uống và thuốc lá (tăng 1,06%); nhóm may mặc, mũ nón, giày dép (tăng 0,93%); nhóm giao thông (tăng 0,82%); nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 0,84%); các nhóm còn lại tăng nhẹ hoặc không biến động.
 
Riêng về nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, sau khi tăng cao ở tháng trước (tăng 2,37%), tháng này tiếp tục tăng mạnh ở các mặt hàng thuộc nhóm lương thực, thực phẩm.
 

 
Người dân mua hàng trong siêu thị. Ảnh minh họa

Do tháng 1 là tháng giáp Tết nên hầu hết các mặt hàng đều tăng cao so với tháng trước, nhất là các mặt hàng gạo, dầu mỡ,  gia súc, gia cầm, thủy hải sản tươi sống, trứng các loại, nước chấm, gia vị, trái cây, bánh mứt… Tuy nhiên, CPI tháng này thấp hơn so với tháng 12-2010 (tăng 1,61%) và tháng 1-2010 (1,27%).
 
Nguyên nhân là do chương trình bình ổn giá phát huy hiệu quả, đã tác động trực tiếp đến thị trường và ổn định giá cả trên địa bàn TP.HCM.
 
Từ nay đến tết, TP.HCM kiên quyết không để xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ, tăng giá đột biến và tăng cường kiểm tra việc chấp hành các qui định về niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết tại các điểm bán lẻ, siêu thị…, kiểm tra việc chấp hành cam kết của các DN tham gia bình ổn giá.

(Theo HNMO)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi