Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: Giảm mạnh đất nông nghiệp tại Bình Chánh

Nhà tranh trên một khu đất nông nghiệp tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh. Ảnh: Văn Nam

Diện tích đất nông nghiệp ở huyện ngoại thành Bình Chánh, TPHCM đã giảm rất nhiều trong thời gian qua và xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới, theo thông tin từ hội thảo về vấn đề nông nghiệp và đô thị do Ban chỉ đạo nông nghiệp - nông thôn TPHCM phối hợp cùng Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, UBND huyện Bình Chánh và báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 30-9.

Theo thống kê, diện tích đất nông nghiệp ở Bình Chánh hiện nay là 18.308 héc ta, chiếm 72,49% diện tích đất tự nhiên (25.225 héc ta). Tuy nhiên, loại đất này sẽ ngày càng bị thu hẹp và đến năm 2020, dự kiến đất dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ còn khoảng 14.020 héc ta.

Nguyên nhân của việc giảm đất nông nghiệp chủ yếu là do phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là các công trình giao thông trọng điểm, công trình giao thông công cộng.

Ông Trần Trọng Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết, chủ trương của huyện là phải đảm bảo quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp theo đúng quy hoạch.

Trên cơ sở quy hoạch về đất nông nghiệp của TPHCM đến năm 2020, tổng diện tích sẽ là 82.000 héc ta phân bố tại năm huyện và hai quận, chiếm tỷ lệ 40% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất nông nghiệp tại huyện Cần Giờ là 43.000 héc ta, huyện Củ Chi là 24.000 héc ta và huyện Bình Chánh là 11.000 héc ta.

Ông Tuấn cũng cho biết cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Mục tiêu được xác định là đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, thúc đẩy các ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện cũng ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật, giáo dục, y tế, tập trung vào việc nâng cao điều kiện sống của người dân để thu hẹp khoảng cách với các quận nội thành.

 

(Theo Song Thu // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • ĐBSCL: Mở rộng hơn 200.000 ha sản xuất lúa - tôm
  • Xuất khẩu cát ở Cần Thơ: Một dạng đầu cơ hợp đồng
  • Đồng Nai: Mở rộng KCN để bò gặm cỏ
  • Nhiều giải pháp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp Ðà Nẵng
  • Quảng Ninh đầu tư hệ thống thông tin liên lạc qua vệ tinh
  • Quảng Trị: Cà-phê mất mùa do rụng quả trước thu hoạch
  • TP. Hồ Chí Minh: xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2009 đạt 19,7 tỉ USD
  • Hướng đi nào để ĐBSCL phát triển bền vững ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi