Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: Rà soát việc sử dụng vốn vay ODA

Hầm vượt sông Sài Gòn một dự án quan trọng của đại lộ Đông - Tây được xây dựng bằng vốn vay ODA - Ảnh: Anh Quân

UBND TPHCM đã yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố và Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố, báo cáo tình hình thực hiện và việc giải ngân vốn ODA đối với tuyến metro (tàu điện ngầm) số 1, dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây và dự án cải thiện môi trường nước thành phố.

Thông tin từ Sở Giao thông vận tải TPHCM, ngày 2-10 cho biết, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố (Ban quản lý dự án đại lộ Đông – Tây trước đây) phải báo cáo từng gói thầu của dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây và dự án cải thiện môi trường nước bao gồm cả giai đoạn 1 và 2.

Trong đó, dự án đại lộ Đông - Tây và dự án cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ phải báo cáo cả tiến độ thực hiện những gói thầu đang còn vướng mắc.

Cùng với đó Ban Quản lý đường sắt đô thị cũng phải báo cáo tình hình đấu thầu dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). UBND TPHCM cũng giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, theo dõi tình hình triển khai các dự án ODA do thành phố quản lý để kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân cho các dự án.

Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố được giao thành lập tổ công tác liên ngành để đàm phán với các đơn vị tư vấn, nhà thầu liên quan đề xuất UBND TPHCM biện pháp xử lý các vấn đề về thanh toán chi phí trượt giá…

Một số dự án hạ tầng trọng điểm của TPHCM sử dụng nguồn vốn vay ODA như đại lộ Đông - Tây, dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, tuyến metro số 1 đều tăng vốn so với tổng mức đầu tư ban đầu. Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên tăng 1,4 tỉ đô la Mỹ từ 1,1 tỉ đô la lên gần 2,5 tỉ đô la.

Còn dự án đại lộ Đông - Tây, có tổng mức đầu tư ban đầu là 660,6 triệu đô la và dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là 200 triệu đô la. Tuy nhiên, vào tháng 5-2010, UBND TPHCM đã đồng ý tăng thêm 3.600 tỉ đồng để đẩy nhanh tiến độ của 2 dự án này.

(Theo Anh Quân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bắc Ninh phấn đấu sớm trở thành một tỉnh công nghiệp
  • Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
  • Rà soát toàn bộ thiết kế các hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên
  • Ðồng Nai hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 170 triệu USD
  • Đã chọn được phương án thiết kế nhà hát Thăng Long
  • Đô thị năng động Vùng bán đảo Cà Mau
  • Ngành Giáo dục Quảng Bình cần hỗ trợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi