Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TPHCM: Thêm 67 đoạn đường bị đào

Từ nay đến cuối năm sẽ có thêm nhiều " lô cốt" án ngữ trên các tuyến đường tại TPHCM - Ảnh: Anh Quân

Từ nay đến cuối năm, Sở Giao thông vận tải TPHCM dự kiến sẽ đào 67 đoạn đường trên toàn địa bàn thành phố để phục vụ việc thi công lắp đặt các công trình ngầm. Năm nay, số đoạn đường bị đào giảm 12 đoạn so với năm 2010 (79 đoạn đường).

Trong bản kế hoạch đào đường vừa được Sở Giao thông vận tải TPHCM công bố thì các dự án nâng cấp và cải tạo hệ thống thoát nước chiếm phần lớn các rào chắn công trình trên toàn thành phố. Năm nay, các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố thuộc quận 1 như Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Võ Thị Sáu sẽ tiếp tục có "lô cốt" án ngữ.

Một số tuyến đường như Lũy Bán Bích, Âu Cơ ở quận Tân Phú rào chắn tiếp tục án ngữ với mật độ cao nên có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến giao thông và việc kinh doanh của các hộ dân ở hai bên đường.

Theo tiến độ của Sở Giao thông vận tải đề ra, khoảng 70% số công trình này sẽ hoàn thành vào giữa năm 2011. Một số dự án còn lại như xây dựng hệ thống thoát nước quốc lộ 13, quận Bình Thạnh; dự án xây dựng cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm đi qua quận Tân Bình và Tân Phú sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011.

Để hạn chế việc thi công đào đường sau khi mặt đường đã được tái lập hoàn thiện, Sở Giao thông vận tải đã gửi kế hoạch đào đường cho các đơn vị có liên quan như Công ty Điện lực TPHCM, Công ty Viễn thông, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn cùng phối hợp để lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trong thời gian thi công để tránh đào nhiều lần.

Sau khi các công trình xây dựng hệ thống thoát nước hoàn thành, mặt đường được tái lập hoàn thiện, Sở Giao thông vận tải sẽ không cấp phép đào đường đối với các tuyến đường, đoạn đường này trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm.

Theo kế hoạch, hôm 10-2 các công trình có liên quan đến đào đường đang thi công dở dang sẽ tiếp tục thi công trở lại. Như vậy sau một thời gian tạm tháo dỡ “lô cốt” để người dân đi lại trong dịp tết, từ nay đến cuối năm “lô cốt” tiếp tục án ngữ trở lại trên các tuyến đường.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tăng giá điện, doanh nghiệp ở ĐBSCL sợ lỗ
  • Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh thu hút đầu tư
  • Ninh Thuận: Gần 135 tỷ đồng xây dựng nhà máy thủy điện Tân Mỹ
  • Lại chuyện di dời các trường đại học
  • Năm 2011, nhiều sự kiện tạo dấu ấn mạnh mẽ tại Thừa Thiên Huế
  • Ngành xây dựng Hà Nội: Những dấu ấn khó quên
  • Huế muốn giãn đầu tư khách sạn ra khỏi thành phố
  • Phú Yên phát triển kinh tế miền núi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi