Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP.HCM thống nhất với quy hoạch cảng hàng không Long Thành

UBND TP.HCM đã có ý kiến cơ bản thống nhất hồ sơ quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ Giao thông chủ trì và góp ý thêm về sân bay Tân Sơn Nhất, giao thông kết nối vào cảng hàng không quốc tế Long Thành.
 
Theo đó, sân bay Tân Sơn Nhất có vị trí chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Thành phố đã và đang tập trung nguồn lực để xây dựng hạ tầng giao thông kết nối vào sân bay Tân Sơn Nhất, như đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, các tuyến đường sắt đô thị số 2, số 4, số 5. Vì vậy, sân bay Tân Sơn Nhất cần được tiếp tục duy trì hoạt động sau khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động.

Ngoài ra, để phát huy hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Long Thành, thành phố cũng có đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ các công trình giao thông kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, bao gồm : Đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống đường vành đai 3 và vành đai 4, Quốc lộ 51.

Dự án Cảng Hàng không quốc tế mới Long thành được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chính thức phê duyệt Quy hoạch vị trí, quy mô và phân khu chức năng từ tháng 7 năm 2005. Theo đó, vị trí xây dựng cảng hàng không Long Thành nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 40km, cách cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất 43km và cách trung tâm thành phố Vũng tàu 48km.

Theo quy hoạch, cảng hàng không quốc tế Long thành có năng lực thiết kế tối đa 05 triệu tấn hàng hoá/năm, 100 triệu khách/năm, là sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không quốc tế ICAO. Trong tương lai, cảng hàng không quốc tế Long thành sẽ thay thế sân bay Tân Sơn Nhất trở thành điểm trung chuyển lớn trong khu vực.

(Theo Báo đầu tư)

  • TP.HCM lúng túng trong đầu tư xe buýt
  • Vùng đặc biệt khó khăn ở Ðác Nông có nhiều khởi sắc
  • Vĩnh Phúc, điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI
  • Điểm sáng kinh tế ở Nhơn Hội
  • Xuân Lộc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
  • Quảng Ngãi thanh tra quản lý, sử dụng đất đai
  • Quảng Ngãi: Phát triển vùng nguyên liệu gỗ khoảng 40.000 ha (03/03/2011)
  • Sản xuất công nghiệp 2 tháng TP.HCM ước gần 95.000 tỷ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi