Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tuyến trục giao thông Hà Đông được tăng giá đất 40%

Giá đất ở tại các quận nội thành Hà Nội cũng được điều chỉnh tăng 21% tại vị trí có khả năng sinh lợi cao nhất như phố Hàng Ngang, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm).

Tại cuộc họp báo chiều 4/12, ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND Hà Nội cho biết, về cơ bản khung giá đất năm 2010 giữ nguyên như năm 2009. Giá đất ở các khu vực giáp ranh được điều chỉnh để tạo sự đồng đều hơn cho Hà Nội sau khi mở rộng địa giới.

Giá đất của các trục giao thông Hà Đông giáp ranh với quận Thanh Xuân và huyện Từ Liêm được tăng tối đa 40%. Giá đất ở tại các quận nội thành Hà Nội cũng được điều chỉnh tăng 21% tại vị trí 1 của các đường phố có khả năng sinh lợi cao nhất như Hàng Ngang, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm). Các đường phố còn lại sẽ được điều chỉnh tăng phù hợp với mức tăng vượt khung của Chính phủ, quy định theo hướng giảm dần từ trung tâm trở ra.

Khu vực các xã giáp ranh với các quận, thuộc địa phận các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm có giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tăng, tốc độ đô thị hóa cao cũng được điều chỉnh tăng tương ứng với các quận giáp ranh, tối thiểu là 2,2 triệu đồng/m2 và tối đa là 27 triệu đồng/m2.
Các tuyến đường trục giao thông được tăng giá đất. Ảnh: Hoàng Hà.

Giá đất ở khu vực đầu mối giao thông tại các huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh cũng tăng gần với khung tối đa. Song tại các huyện còn lại như Sóc Sơn, Mê Linh, Thường Tín... cơ bản vẫn giữ nguyên theo giá đất năm trước.

Tuy nhiên, đất phi nông nghiệp vẫn cơ bản được giữ nguyên như bảng giá năm 2009. Theo UBND thành phố, bình ổn giá đất phi nông nghiệp để đảm bảo mặt bằng chung cho các doanh nghiệp sử dụng đất trên địa bàn thành phố được ổn định. Thành phố cũng điều chỉnh tỷ lệ tại các quận Hoàng Mai, Long Biên, huyện Gia Lâm, Thanh Trì và Đông Anh lên bằng 43% giá tại các quận, huyện thị xã khác.

Theo đó, mức giá đất phi nông nghiệp tối đa tại các quận nội thành sẽ là 35 triệu đồng, tối thiểu là 1,1 triệu đồng.

Ngoài ra, tại kỳ họp cuối năm, HĐND cũng sẽ xem xét một số nghị quyết quan trọng như nhiệm vụ kinh tế - xã hội; tổng biên chế hành chính sự nghiệp của thành phố; phân cấp quản lý mua sắm tài sản công...

Việc đánh giá tiến độ các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và kết quả một năm thực hiện nghị quyết 15 về mở rộng địa giới hành chính thủ đô cũng sẽ được HĐND xem xét, thảo luận tại kỳ họp này. Như thường lệ, kỳ họp cuối năm cũng dành một phiên chất vấn trực tiếp vào sáng 10/12.

(VnExpress)


  • Khô hạn nghiêm trọng ở miền Bắc: Chuyển trồng lúa sang hoa màu
  • Uông Bí năm 2011 : Ngã rẽ... thị - thành!
  • Quảng Ninh: Nỗ lực mới trong thu hút vốn FDI
  • Đồng Nai thu hút vốn FDI vượt kế hoạch cả năm 2009
  • Phú Thọ trồng ngô không hạt: Tại giống hay tại trời?
  • Tổng quan thị trường giá cả tỉnh Đắk Lắk tháng 11/2009
  • Tháo dỡ rào cản thủ tục để khai thông Hành lang kinh tế Đông Tây
  • Đô thị hóa ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi