Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng Luật Thủ đô: Tạo động lực cho Hà Nội công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Việc xây dựng Luật Thủ đô phải phát huy được tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, tạo ra động lực mang tính đột phá cho sự phát triển của Hà Nội…

Xây dựng Luật Thủ đô sẽ tạo điều kiện cho Hà Nội đủ cơ sở pháp lý để quy hoạch, đầu tư, xây dựng.

Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tại phiên họp thứ 3 của Ban soạn thảo Luật Thủ đô, đánh giá kết quả 9 năm thực hiện Pháp lệnh Thủ đô và góp ý Dự thảo Dự án Luật Thủ đô diễn ra hôm nay (16/1).

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc phân cấp quản lý, tạo hành lang thông thoáng hơn cho Thủ đô là cần thiết, nhưng cũng cần quy định chặt chẽ hơn trong một số lĩnh vực như: quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông…

Tại phiên họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lưu ý Ban soạn thảo trong quá trình xây dựng Luật, cần quan tâm đến đặc thù đô thị của Thủ đô Hà Nội; kế thừa và vận dụng những định hướng quan điểm chỉ đạo của Pháp lệnh Thủ đô, các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước; tiếp thu kinh nghiệm quản lý đô thị thủ đô của một số nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam…

Đồng thời, dự thảo Luật cần quy định những cơ chế riêng đặc thù với từng lĩnh vực và nên có những quy định mang tính định hướng để Hà Nội có thể chủ động giải quyết những vấn đề cụ thể.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh, qua 9 năm thực hiện Pháp lệnh Thủ đô (có hiệu lực thi hành từ ngày 3/2/2001), Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế xã hội, vị thế của Thủ đô trong và ngoài nước tiếp tục được nâng cao.

Cùng với TP Hồ Chí Minh và Bình Dương, Hà Nội đã trở thành một trong 3 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, khả năng thực thi chưa cao, hiệu lực pháp lý của Pháp lệnh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Thủ đô.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định, Dự án Luật Thủ đô sẽ là một văn kiện pháp lý có vị trí, chức năng và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội và của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việc xây dựng và ban hành Luật Thủ đô sẽ tạo điều kiện cho Hà Nội đủ cơ sở pháp lý để quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô Hà Nội; đồng thời sẽ tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ sát sao hơn của Trung ương, phối hợp của các địa phương, sự hợp tác của cộng đồng quốc tế, tạo điều kiện cho Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, “trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”.

Xây dựng Luật Thủ đô là một trong những nội dung đã được đưa vào Nghị quyết số 31/2009/QH12 ngày 17/6/2009 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XII để trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2010).

Theo Dự thảo (lần 3), Luật Thủ đô bao gồm 7 Chương, với 59 điều./.

(Theo Hồng Hạnh // Chính phủ)

  • Khánh thành Cảng container Trung tâm Sài Gòn
  • Phú Yên chủ động phát triển dịch vụ du lịch là đúng hướng
  • Năm 2010, Tây Bắc cần đột phá về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
  • Phát huy lợi thế của thị trường bán lẻ tại Hà Nội
  • Biến đổi khí hậu: Hà Nội sẽ chịu sức ép di dân tự do
  • Mặn xâm nhập sâu tại Đồng bằng sông Cửu Long
  • Hà Nội: Ban hành quyết định mới về thu phí công chứng
  • Đầu tư xây dựng nút cầu Chui (Hà Nội) theo hình thức BT
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi