Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xử lý các vụ khai thác vàng sa khoáng ở Phú Yên

Đào đãi vàng sa khoáng dưới lòng sông Ba. (Ảnh: Thế Lập/TTXVN)
Tại các huyện Sông Hinh, Phú Hòa, Tây Hòa và Sơn Hòa của tỉnh Phú Yên có 11 điểm khai thác vàng sa khoáng trái phép, không chỉ ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, làm biến đổi dòng chảy gây nên lũ lụt và cạn kiện nguồn tài nguyên.

Mặc dù các địa phương đã tổ chức nhiều đợt truy quét nhưng tình trạng khai thác vàng trái phép vẫn tái diễn là do khai thác thường nằm sâu trong núi, đi lại rất khó khăn nên mỗi khi tiến hành truy quét đối tượng thường bỏ trốn vào rừng, sau đó khai thác trở lại.

Trên các sông, đối tượng khai thác thường di chuyển địa điểm khai thác và chọn những vị trí giáp ranh giữa các xã, các huyện nên sau khi xử lý vẫn thường tái diễn.

Ngoài ra, một số nơi chính quyền cơ sở còn có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý, cá biệt có trường hợp cán bộ tiếp tay, thông đồng với một số đối tượng khai thác, nhất là người ngoài tỉnh.

Tại khu vực khai thác vàng sa khoáng Hóc Vàng thuộc thôn Liên Sơn, xã Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa khi đội liên ngành của huyện truy quét vào tháng Hai vừa qua cũng chỉ bắt quả tang sáu đối tượng là người ở các tỉnh Thái Nguyên và Thanh Hóa vào khai thác trái phép.

Lực lượng chức năng thu giữ nhiều phương tiện chuyên dùng để đào đãi vàng sa khoáng như máy xay đá, máy phát điện, máy khoan; nhiều lán trại được dựng trong rừng với qui mô lớn và hoạt động cả ban đêm.

Theo Công an huyện Sơn Hòa, tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép tại Hóc Vàng xảy ra từ lâu và huyện đã nhiều lần truy quét, nhưng chưa ngăn chặn triệt để. Một trong những nguyên nhân là chính quyền địa phương xã Sơn Xuân không những không có biện pháp xử lý, mà một số cán bộ còn liên quan đến việc này.

Gần đây nhất, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tỉnh Phú Yên bắt quả tang ông Phạm Ngọc Toản, 47 tuổi, ở thôn Trung Lao, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, đang khai thác vàng trái phép trên sông Ba tại gần khu vực giáp ranh hai huyện Sông Hinh và Sơn Hòa.

Số tang vật bị tịch thu gồm một sà lan dài 17m, rộng 6m; một băng chuyền với 54 gàu sắt; bốn máy nổ; một môtơ phát điện và một ghe máy. Đây là trường hợp khai thác vàng trái phép bằng công nghệ khá hiện đại và quy mô nhất từ trước đến nay ở Phú Yên.

Theo lời ông Toản, số máy móc, thiết bị trên được ông mua lại từ người khác và đã sử dụng để khai thác vàng sa khoáng trái phép ở nhiều điểm dọc theo dòng sông Ba từ tháng 8/2010. Ngày 5/4, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên đã ra quyết định tịch thu toàn bộ tang vật và phạt ông Phạm Ngọc Toản 70 triệu đồng.

Ngày 18/4 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, ông Phạm Đình Cự đã có văn bản chỉ đạo các địa phương kiểm tra và thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép.

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với ngành công an và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, cương quyết xử lý các trường hợp khai thác vàng sa khoáng trái phép cũng như các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Những địa phương nào để xảy ra tình hình trên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh./.
 
Thế Lập (TTXVN/Vietnam+)

  • Mùa ép dầu xứ Quảng
  • Phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Hà Nội thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát: Một mục đích nhiều cách làm
  • Liên kết sản xuất, nhìn từ một xã ngoại thành Hà Nội
  • Mô hình "gia đình tiết kiệm điện" ở thành phố Hồ Chí Minh
  • Vì sao người dân TPHCM không đi xe buýt?
  • Vùng mơ Bản Mại mong một con đường
  • Chất lượng nước ngầm ở Đắk Lắk đang suy giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi