Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu năm 2009 của Hà Nội - Không về đích

 
Sản xuất thiết bị điện tại Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội. (Ảnh: Minh Đông/TTXVN)

Nhiều khả năng chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của Hà Nội vẫn không hoàn thành được kế hoạch dù Hội đồng Nhân dân thành phố đã điều chỉnh chỉ tăng 0% so với năm 2008.

Thông tin này được ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội đưa ra chiều 14/10 tại cuộc giao ban các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn thành phố.

Ông Hoàng cho biết: “Nếu tình hình kinh tế thế giới từ nay đến cuối năm diễn biến tích cực, sức mua tăng trở lại, giá các mặt hàng tăng hơn thì kim ngạch xuất khẩu 3 tháng cuối năm 2009 của Hà Nội có thể đạt từ 594-628 triệu USD/tháng, khi đó kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 ước đạt 6,5-6,58 tỷ USD, giảm 5-6,5% so với năm 2008.”

Trước tình hình này, các doanh nghiệp đã đề xuất thành phố Hà Nội và các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ những rào cản về xuất khẩu, tạo một môi trường xuất khẩu thuận lợi.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hoàng, từ đầu năm đến nay xuất khẩu của Hà Nội đạt hơn 4,7 tỷ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2008.

Nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu giảm do giá cả hàng hóa giảm mạnh, cao điểm là từ quý IV/2008 đến quý II/2009. Một mặt, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở nhiều thị trường trọng điểm giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, xuất khẩu của một số ngành có giá trị xuất khẩu lớn của Hà Nội như dệt may, da giầy, dây và cáp điện…

Bên cạnh đó, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp ngày càng gia tăng khi các nước nhập khẩu ngày càng quan tâm hơn đến việc giành lại thị trường cho các doanh nghiệp trong nước thời kỳ kinh tế khủng hoảng.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội vào các thị trường thế giới đều giảm so với cùng kỳ năm trước; trong đó các thị trường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi suy thoái kinh tế như Mỹ, EU bị sụt giảm nhiều nhất.

Đối với thị trường châu Á, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội vào các nước này cũng giảm mạnh do nhiều hàng hóa của các nước khác ngày càng tương đồng với hàng Việt Nam.

Trong 3 tháng cuối năm, mặc dù thời gian không nhiều nhưng là nền móng đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2010. Do vậy, chủ trương của thành phố Hà Nội là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Phi, Tây Á…

Đi theo đó là một môi trường thuận lợi dành cho xuất khẩu với việc tháo gỡ khó khăn về thuế, hải quan, vốn… của các cơ quan liên quan.

Đặc biệt, tại cuộc giao ban, các doanh nghiệp đều mong muốn Chính phủ kéo dài thời gian của gói kích cầu; thành phố và Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại.

Trong công tác xúc tiến thương mại, thành phố chủ trương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm tăng cường giao thương giữa các doanh nghiệp Hà Nội với nước ngoài; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ trong và ngoài nước, tổ chức cho doanh nghiệp khảo sát thị trường nước ngoài./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • TP.HCM: Đưa thành phố tiến về phía biển
  • Tp Cần Thơ: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản
  • Hà Nội: Cú hích để tích tụ ruộng đất
  • Hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 10, 10 tháng năm 2009 tại tỉnh Hải Dương
  • Ninh Thuận là địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư
  • Bệnh lạ tàn phá các vườn nhãn tại Đồng Tháp
  • Bình Định: Lập dự án xây dựng "Đảo Thanh niên" cù lao Xanh
  • Kinh tế - xã hội TPHCM những tháng cuối năm - Chạy nước rút
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi