Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“EVN không thể tự quyết tiền lương”

picture
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, lương tại EVN là do Bộ Lao động - Thương Bình và Xã hội quy định, tập đoàn này không tự quyết được.

“Nếu không so sánh với một ngành nghề, một doanh nghiệp cụ thể thì không thể nói lương tại EVN cao hay thấp”.

Đó là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trước dư luận cho rằng, mức lương bình quận tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ở mức 7,3 triệu đồng là quá cao, dù doanh nghiệp này đang báo lỗ.

Tại phiên chất vấn chiều 24/11, dù không nằm trong danh sách bộ trưởng đăng đàn trả lời, tuy nhiên, do được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu trả lời bổ sung cho Bộ trưởng Vương Đinh Huệ trước chất vấn của đại biểu “tại sao EVN báo lỗ nhưng lương bình quân vẫn ở mức khá cao?”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định: EVN là doanh nghiệp nhà nước, nên theo quy định thì đơn giá tiền lương của tập đoàn này là do Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội quyết định, EVN không thể tự quyết được.

Đối với tiền lương hàng năm của EVN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều đã có công văn hướng dẫn xây dựng tiền lương cho Công ty mẹ EVN.

Bộ trưởng Hoàng cũng cho rằng, việc đánh giá lương của người lao động của một ngành cao hay thấp cần phải dựa vào ba yếu tố: mức bình quân của cả nước, cùng loại hình sản xuất kinh doanh và loại hình doanh nghiêp. Chỉ so sánh như vậy mới có thể biết được lương doanh nghiệp đó thấp hay cao.

Cũng theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, lẽ ra, lãnh đạo EVN khi công bố lương của tập đoàn phải phân tích cụ thể, chi tiết bởi trong đó có khá nhiều khoản phụ cấp độc hại, nguy hiểm chiếm đến 25%. Như vậy, trong số 7,3 triệu đồng thì tiền phụ cấp đã chiếm 1,9 triệu đồng. Nếu giải thích cặn kẽ như vậy thì sẽ nhận được sự đồng thuận của dư luận hơn.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi