Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghị trường và những nghĩ suy từ hai câu hát

picture
“Cá bạc và lúa vàng, kinh tế biển và nông nghiệp, đó mới là thế mạnh của Việt Nam, rất cần được đầu tư đúng mức”.

Kỳ họp Quốc hội thứ ba vừa kết thúc, và những phiên họp cuối cùng không chỉ là chia tay lưu luyến…

Trước khi vào phiên bế mạc, trầm tư một góc hành lang, “ông nghị” Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Tp.HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, đưa cho VnEconomy bản thảo 4 trang viết tay về những ý chính mà ông đã góp ý cho đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, một nội dung quan trọng đã được thảo luận sôi nổi tại diễn đàn Quốc hội vừa qua.

Ông bảo, hôm phát biểu ở hội trường rất tiếc là ông đã không có đủ thời gian để nhắc lại câu hát “Cá bạc đầy khoang để màu da anh rám hồng. Lúa vàng trĩu bông cho má hồng em tươi thắm” trong ca khúc “Tình ta biển bạc đồng xanh” của nhạc sỹ Hoàng Sông Hương.

“Hai câu hát đó thật tuyệt vời, bất cứ ai nghe cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn đầy. Cá bạc và lúa vàng, kinh tế biển và nông nghiệp, đó mới là thế mạnh của Việt Nam, rất cần được đầu tư đúng mức”, ông Ngân sôi nổi.

Vậy nhưng, ông trầm giọng, trên thực tế đã có cách hiểu rất đơn giản khi lấy đất nông nghiệp làm khu công nghiệp, vừa lo đền bù đất đai gây nhiều bức xúc cho dân vừa làm suy giảm sản xuất nông nghiệp nhưng khai thác không hết diện tích dẫn đến lãng phí không nhỏ. Chưa kể có những ngành công nghiệp sẽ làm hại cho ngành nông nghiệp...

Thế nên, đại biểu Ngân cũng như nhiều vị khác đã cảm thấy thật là mừng, khi qua nhiều phiên thảo luận, rất nhiều ý kiến quan tâm sâu sắc đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Việt Nam tăng trưởng phải dựa trên tiềm lực kinh tế, điều kiện kinh tế xã hội của nước mình, vào nông nghiệp chứ không phải công nghiệp. Công nghiệp hóa không có nghĩa là chỉ phát triển độc lập công nghiệp mà dựa trên cơ sở phát triển ngành nông nghiệp, tức là hiện đại hóa nền nông nghiệp, bên cạnh công nghiệp hỗ trợ còn có nền công nghiệp phục phụ nông nghiệp, chế tạo máy móc thiết bị, chế biến sản phẩm để tăng giá trị nông nghiệp.. là tư duy quan trọng mà theo nhận xét của ông Ngân, đã được thể hiện rõ nét hơn nhiều ở kỳ họp này.

Nhưng, đại biểu Trần Hoàng Ngân vẫn không giấu được xót xa khi đội tàu của ngư dân còn rất thô sơ, khi có gió to sóng lớn thuyền không biết đi đâu về đâu, trong khi Vinashin, Vinalines làm thất thoát rất nhiều tiền.

Nhìn tổng vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp giảm dần từ 13,6% (giai đoạn 1996 -2000) xuống 6,4% ở 5 năm tiếp theo và đến 2011 chỉ còn 6,2%, trong khi người nông dân vẫn cần cù lam lũ đóng góp 22% GDP trong cơ cấu ngành kinh tế của năm 2011, vị đại biểu này cho rằng, “đúng là chúng ta chưa công bằng với nông nghiệp”. Và ông mong sẽ nhìn thấy sự “công bằng” thể hiện qua những phát biểu ở nghị trường sẽ biến thành hành động thực tế.

Theo dõi hàng nghìn ý kiến suốt một tháng diễn ra kỳ họp Quốc hội thứ ba, mới thấy nỗi niềm dành cho tam nông của các vị đại diện cho dân đã đau đáu lại càng đau đáu hơn bao giờ hết, khi mà nói như đại biểu Nguyễn Thanh Thụy, nông dân được hưởng ít nhất từ những thành quả phát triển kinh tế xã hội. Nhưng vị thế và đặc biệt là vai trò “trụ đỡ” trong khủng hoảng kinh tế, theo nhiều ý kiến thì ngày càng được khẳng định mạnh mẽ.

Một nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn ngay tại kỳ họp là đề nghị của đại biểu Giàng Seo Phử, được nhiều vị khác ủng hộ.

Vào ngày cuối cùng của kỳ họp, nghị quyết về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Quốc hội thông qua với trên 96% đại biểu có mặt.

Nghị quyết nói, mặc dù được Nhà nước quan tâm nhưng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa huy động được nhiều nguồn lực xã hội. Vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, lãng phí, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Yêu cầu rất quan trọng được đưa ra tại nghị quyết là tăng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đảm bảo vốn 5 năm sau cao gấp hai lần 5 năm trước.

Quốc hội cũng yêu cầu phát triển mạng lưới tín dụng nông thôn, tăng thêm các điểm giao dịch của ngân hàng thương mại trên địa bàn nông thôn. Khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn với cơ chế ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nhất là tăng mức và kỳ hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng đối tượng, từng loại cây, con. Tiếp tục cải tiến thủ tục để các đối tượng vay tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Tăng thêm nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để tăng mức cho vay nhất là cho chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng đối tượng hộ cận nghèo được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, phát triển thêm các ngành nghề ở nông thôn...

Đặt trong bối cảnh đầu tư công cho tam nông còn quá nhiều bất cập, bên cạnh việc mở rộng phân cấp, giao quyền chủ động cho địa phương phân bổ vốn theo  từng dự án, công trình cụ thể theo tiêu chí quy định, Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực này. Đồng thời thiết lập hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công, thực hiện công khai, minh bạch thông tin về hoạt động đầu tư công, trong đó có hoạt động đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Chiều 21/6, phát biểu bế mạc kỳ họp thứ ba, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo đảm tăng tổng mức đầu tư vào lĩnh vực này từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác.

Có nghị quyết, có yêu cầu với con số cụ thể, không đồng ý lùi thời hạn sửa Luật Đất đai, thông qua Luật Biển... thông điệp từ kỳ họp thứ ba của Quốc hội có thể sẽ làm cho những ưu tư của “ông nghị” Trần Hoàng Ngân và nhiều vị đại biểu khác về nông nghiệp, nông thôn và nông dân vơi đi phần nào. Song, cảm nhận về câu hát lúa vàng, biển xanh vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả thực thi chính sách, mà sự giám sát của các vị đại diện cho dân giữ vai trò không nhỏ.

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Gương hậu: Một người và mọi người
  • Quốc hội thông qua 5 dự luật quan trọng
  • Bớt “trình diễn”, chất vấn sẽ hay hơn
  • Cà phê cuối tuần: Euro và Quốc hội
  • Cử tri và Quốc hội: Tái định cư sau 40 năm vẫn khó khăn
  • Đề xuất giao đất nông nghiệp tới 70 năm
  • Ngân hàng nào đang thực sự giúp doanh nghiệp?
  • Không luật, tái cơ cấu kinh tế cách nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi