Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sửa Hiến pháp: Cần giải trình nội dung không tiếp thu

Sửa Hiến pháp: Cần giải trình nội dung không tiếp thu
Cử tri mong muốn Quốc hội phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ để xây dựng bản Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

Chống tham nhũng chưa đạt mục tiêu, lấy ý kiến sửa Hiến pháp còn hình thức, doanh nghiệp nhà nước làm thất thoát tài sản nhưng xử lý trách nhiệm chưa nghiêm, thị trường vàng bất ổn... 1.724 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 thể hiện lo lắng ở hầu khắp các lĩnh vực.

Trước thềm phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 5 vào sáng 20/5, báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân đã được Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Góp ý Hiến pháp: Phản ánh đúng và đầy đủ ý nguyện nhân dân

Với sự kiện lớn nhất trong đời sống chính trị là sửa Hiến pháp năm 1992, cử tri hoan nghênh việc kéo dài thời gian góp ý đến hết tháng 9/2013. Tuy nhiên, theo nhận xét tại nhiều cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân ở một số nơi, nhất là ở cấp cơ sở còn hình thức, lúng túng, bị động.

Một số nơi in, phát dự thảo tới từng hộ gia đình nhưng việc hướng dẫn nhân dân thảo luận góp ý và tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân chưa tốt, bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu rõ.

Nhiều ý kiến cho rằng cần giải trình rõ những nội dung không tiếp thu để hoàn thiện, nâng cao chất lượng dự thảo, phản ánh đúng và đầy đủ ý nguyện của nhân dân tới Quốc hội. Cử tri cũng mong muốn Quốc hội phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ để xây dựng bản Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Tại kỳ họp này, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, vì vậy cử tri kiến nghị các đại biểu tiến hành lấy phiếu thực chất, không hình thức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Nhà nước thực sự có năng lực, đạo đức tốt, liêm khiết, gương mẫu, có tinh thần kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
 
Vẫn như nhiều kỳ họp trước, nhiều ý kiến cho rằng công tác phòng chống tham nhũng nhưng còn nhiều hạn chế và chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý còn ít; một số vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi, giảm sút lòng tin trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật.

Báo cáo tổng hợp cũng phản ánh, nhân dân hết sức quan tâm và hoan nghênh việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng bí thư đứng đầu cùng với việc thành lập lại Ban Nội chính ở Trung ương và các tỉnh, thành phố .

Sản xuất, kinh doanh vẫn rất khó khăn

Sốt ruột vì hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn rất khó khăn, cử tri phản ánh lãi suất cho vay của ngân hàng có giảm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn vay. Với hàng ngàn doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị giải thể, phá sản, tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất, số người mất việc làm tiếp tục gia tăng, hàng hóa tồn kho lớn.

Kết quả tổng hợp ý kiến cử tri cũng cho thấy,  tình trạng giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn với giá vàng thế giới hiện nay dẫn đến sự băn khoăn, thiếu tin tưởng của cử tri và nhân dân về năng lực của cơ quan nhà nước hữu quan trong việc quản lý điều hành thị trường vàng.

Cũng liên quan đến thị trường vàng, đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM phản ánh, cử tri thành phố lo lắng trước tình hình bất ổn của thị trường vàng, việc Ngân hàng Nhà nước tham gia bình ổn thị trường vàng nhưng chưa đạt hiệu quả cao, chưa kéo được chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế, gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước và việc sử dụng vàng.

Cử tri và nhân dân kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, có những giải pháp xử lý, khắc phục tình trạng trên. Đồng thời kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt việc sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế nhà nước; tái cấu trúc các doanh nghiệp, kiên quyết giải thể các doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh thua lỗ làm thất thoát vốn và tài sản nhà nước.

Sản xuất nông nghiệp qua phản ánh của cử tri cũng còn rất nhiều khó khăn do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, giá đầu ra một số nông sản, nhất là giá lúa giảm liên tục. Đời sống của ngư dân, diêm dân cũng ảnh hưởng xấu khi giá xăng dầu cao, thời tiết không thuận lợi, ngư trường một số nơi bị nước ngoài đe dọa, giá cả đầu ra thấp.

Kiến nghị được gửi đến Nhà nước là cần tiếp tục có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, ngư dân, diêm dân, để người dân yên tâm sản xuất, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ vùng biển của Tổ quốc, giữ ổn định xã hội ở địa bàn nông thôn; đồng thời có các giải pháp kiên quyết, hữu hiệu xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu. 

(Theo Vneconomy)

  • “Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
  • Kinh tế buồn, y tế, giáo dục “lên ngôi”
  • Ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội từ 1/7
  • Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu
  • Đại diện Chính phủ nói gì về Vinashin, Vinalines?
  • Chỉ báo tình trạng suy giảm kinh tế đang rõ nét hơn
  • Lương thấp, sao vẫn “chạy” vào làm Nhà nước?
  • Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm: Khó đoán kết quả!
  • Tiền đâu mà tăng... CPI?
  • “Trụ đỡ” nền kinh tế đang lung lay?
  • Tỷ lệ thất nghiệp: “Thêm một số 0 vẫn đúng”
  • Tái cơ cấu kinh tế đang “vướng” ở đâu?
  • Doanh nghiệp lắt lay thiếu vốn, ngân hàng chỉ lo bán vàng!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi