Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người Trung Quốc tạo tuyết như thế nào?

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết lượng tuyết rơi kỷ lục ở Bắc Kinh mới đây là sản phẩm của việc “gieo trồng” mây, “kích thích” tuyết rơi ở các vùng miền bắc khô cằn của nước này.

 Trước đây ở Trung Quốc từng có câu nói: “Mọi người luôn phàn nàn về thời tiết, nhưng không ai có thể làm gì”. Câu nói đó có vẻ như chỉ đúng cho đến trước thời điểm hiện nay. Đợt tuyết rơi vào ngày 1.11 vừa qua ở Bắc Kinh, đợt tuyết rơi sớm nhất kể từ năm 1987, theo các nhà khoa học Trung Quốc là nhờ chiến dịch “gieo trồng mây” khuyến khích tuyết rơi của họ. Nếu quả đúng như vậy, đó là thành công mới nhất trong nỗ lực suốt nhiều năm qua, nhằm mang sự ẩm ướt nhân tạo tới các vùng miền bắc khô cằn của Trung Quốc.

Vậy họ đã làm như thế nào? Về nguyên tắc, khi nhiệt độ trên cao giảm, nước sẽ ngưng tụ trong không khí. Mây được hình thành khi gặp nhân ngưng tụ (hạt bụi hoặc băng nhỏ được thổi lên trên bầu khí quyển). Không có các hạt ngưng tụ này mây không thể hình thành.

Trung Quốc dùng phương pháp “trồng mây” bằng cách cho máy bay phun bạc iodua (hoặc bắn từ dưới mặt đất) vào bầu khí quyển. Ngoài ra, còn có phương pháp dùng muối hoặc băng đá khô khác. Các phân tử bạc iodua làm tăng quá trình hình thành mây. Khi mây hình thành chúng sẽ “tỏa” ra hơi nóng, tạo ra một dòng khí hướng lên trên, dòng khí này “kéo” thêm hơi ẩm từ dưới mặt đất vào trong khí quyển.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc “trồng mây” vẫn còn nhiều tranh cãi. Trận bão tuyết kéo dài 11 giờ đã làm gián đoạn các chuyến bay ra và vào Bắc Kinh, gây ảnh hưởng đến tàu bè ở ngoài khơi Trung Quốc. Tuy nhiên đây là đợt tuyết rơi dày nhất ở Bắc Kinh trong vòng 1 thập kỷ qua và nó chứng tỏ rằng Trung Quốc đang trên đường trở thành nhà “điều khiển” thời tiết giỏi trên thế giới.

 

(Theo Tap chí hoạt động khoa học // Time)

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Hé lộ căn bệnh lạ mà Charles Darwin mắc phải
  • 10 phát hiện khoa học tiêu biểu nhất năm 2009
  • 10 phát hiện khoa học đáng chú ý nhất trong năm
  • Con người có thể viết bằng ý nghĩ
  • Nhìn cằm chọn vợ
  • Tám điều ít biết về Newton
  • Hai thập kỷ nữa sẽ gặp gỡ "người ngoài hành tinh"
  • Những phát kiến “xanh” quái chiêu (1)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Phương pháp tốt nhất để tăng cường trí nhớ tuổi già
  • Các nhà khoa học đã có thể “đọc” được giấc mơ
  • Hạt quả óc chó giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường
  • Aspirin làm giảm nguy cơ ung thư vùng đầu và cổ
  • Anh: Vắcxin mới chống lở mồm long móng động vật
  • Điều trị chứng run tay không cần phẫu thuật não
  • Thực phẩm chức năng có thể giúp điều trị bệnh tự kỷ