Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu giấy tái chế để phục vụ ngành giấy trong nước

Nhằm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm giấy trên thị trường, các DN ngành giấy đang cần một lượng rất lớn giấy tái chế; nhưng VN vẫn đang vô cùng lãng phí nguồn nguyên liệu này.
 
Lãng phí nguồn giấy phế liệu
Ông Vũ Ngọc Bảo - Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy VN - cho biết: Nhu cầu giấy trong nước mỗi năm hiện đang cần tới hơn 1,8 triệu tấn giấy, trong đó sản xuất trong nước mới chỉ cung cấp được 1,13 triệu tấn, còn lại là giấy nhập khẩu. Trong tổng số giấy sản xuất trong nước, có tới 70% là nguyên liệu từ nguồn giấy tái chế. Điều này cho thấy, giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính và quan trọng hơn cả bột giấy được sản xuất từ gỗ.

Giấy tái chế, giấy phế liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp giấy như vậy, nhưng ở VN đang có một nghịch lý - mà theo ông Vũ Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương đã chỉ ra: Mặc dù lượng giấy đưa vào sử dụng không nhỏ, nhưng hiện mới chỉ có 25% giấy đã qua sử dụng ở trong nước, giấy phế liệu được thu hồi để đưa trở lại làm nguyên liệu sản xuất giấy.
Và hơn nữa, lượng giấy đã qua sử dụng trong nước được thu hồi lại để làm nguyên liệu sản xuất giấy mới chỉ đáp ứng 50% tổng lượng giấy phế liệu mà ngành công nghiệp giấy trong nước cần. Như vậy, hầu hết số giấy còn lại bị đem tiêu huỷ một cách lãng phí, trong lúc VN đang phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu một lượng giấy phế liệu, giấy tái chế khổng lồ từ các nước: Mỹ, Nhật... để làm nguyên liệu sản xuất giấy trong nước.
Đáng buồn là trong Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy VN đến năm 2010 - được phê duyệt từ năm 2007 - vấn đề thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng vẫn chưa được coi trọng.
Thu gom giấy phế liệu từ đâu?
Có thể nói, ngành công nghiệp sản xuất bột giấy từ giấy thu hồi, tái chế ở VN cũng đã được quan tâm. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: Từ năm 2000 đến nay, đã có nhiều dây chuyền sản xuất bột giấy từ giấy phế vừa hiện đại, vừa đồng bộ đã được lắp đặt tại VN - có tổng công suất 160.000 tấn/năm.
Năm 2009 sẽ đưa vào sản xuất thêm 5 dây chuyền mới, có tổng công suất 190.000 tấn/năm. Như vậy, ngành công nghiệp sản xuất từ giấy phế thải, phế liệu sẽ có bước chuyển biến, điều này sẽ kích thích hoạt động thu gom giấy phế liệu trong nước phát triển.
Tuy nhiên, cho đến nay ở VN chưa có quy định nào nói về việc thu gom và tái chế các vật liệu đã qua sử dụng có thể tái chế được, ngoài phong trào "Kế hoạch nhỏ" của thiếu niên và nhi đồng được phát động từ năm 1955 và còn duy trì cho đến nay.
Để có nguồn giấy tái chế cho ngành công nghiệp giấy, Hiệp hội Giấy và Bột giấy VN cùng Viện Nghiên cứu chiến lược - Bộ Công Thương đã đề nghị đưa việc thu gom, tái chế giấy đã qua sử dụng thành một chương trình quốc gia, qua đó, Nhà nước và xã hội coi giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính cho sản xuất giấy, chứ không coi đó là rác như hiện nay.
Theo đó, cần phải ban hành các văn bản pháp quy khuyến khích việc thu gom và tái chế giấy. Ông Vũ Ngọc Bảo cho biết: "Nếu được xã hội quan tâm, Nhà nước ủng hộ bằng các quy định có tính pháp luật, VN có thể khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ để phát triển ngành giấy, nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường, giảm nhập khẩu giấy loại".
 

(Theo Vinanet)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Giấy tái chế-nguyên liệu chính cho ngành giấy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container