Với 15 khu công nghiệp (KCN), 3 khu chế xuất (KCX) trong đó, có 2 khu công nghệ cao (KCNC) với hàng ngàn DN đang hoạt động khá hiệu quả. Rõ ràng ai cũng nhận thấy tiềm lực phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại TP HCM xứng đáng ở vị trí đầu tàu, làm nền tảng góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của TP HCM.
Lợi thế của “ông lớn”
Đa số những DN lớn chuyên về sản xuất, lắp ráp hiện nay đều nằm trong những KCN, KCX của thành phố, nhưng có hơn 70% sản phẩm hỗ trợ của các DN này vẫn phải nhập từ nước ngoài. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, mà còn giảm tính cạnh tranh cho sản phẩm sản xuất tại VN so với các mặt hàng của Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc... ngay trên chính sân nhà. Hơn nữa, những sản phẩm CNHT do những Cty vệ tinh sản xuất tại TP.HCM phần lớn phục vụ cho DN nước ngoài hoặc cho xuất khẩu, ít dành cho DN nội địa. Vô hình trung tạo nên những nghịch lý và càng làm cho bức tranh công nghiệp của thành phố mất cân đối.
Nói thế, không có nghĩa là lợi thế chỉ dành cho những DN lớn của nước ngoài, nhưng do DN nội địa không đủ điều kiện về tài chính, năng lực cũng như công nghê, không nằm trong hệ thống của chuỗi liên kết toàn khu vực, toàn cầụ... nên đành đứng ngoài cuộc chơi, nhìn cơ hội vuột qua.
Điểm qua một loạt Cty tại KCNC quận 9, TP HCM như: Tập đoàn Intel (Mỹ), các Cty Nidec (Nhật Bản), Sonion (Đan Mạch), và các Cty hàng đầu VN về CNTT và CN sinh học như: FPT, CMC, TMA, Vinagame... sẽ thấy rõ “sân chơi” này chỉ dành cho những “ông lớn”, chứ những DNNVV khó lòng chen chân qua khe cửa hẹp. Với tập đoàn Intel có tới 55 Cty chuyên cung ứng nguyên liệu, sản phẩm phụ trợ cho nhà máy này. Hay Cty Nidec chuyên sản xuất các loại motor dùng trong quang học, quạt dùng trong MPU, máy vi tính... Ngay từ khi đặt chân tới TP HCM đã xây dựng được 6 nhà máy vệ tinh để phục vụ cho nhà máy lắp ráp thành phẩm trong KCNC. Theo ông Nguyễn Hữu Hiền - Chủ tịch Hiệp hội Điện tử và CNTT TP HCM: Với những nhà máy vệ tinh ấy, không chỉ giúp Nidec chủ động về nguồn hàng mà còn tác động rất lớn tới ngành công nghệ cao của VN. Từ đó, sản phẩm làm ra tại VN sẽ có sức cạnh tranh hơn so với các sản phẩm đồng loại trong khu vực. Trong khi đó, từ trước đến nay phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài tại nước ta đều phải nhập linh kiện và lắp ráp nên giá trị tăng thêm không lớn.
Nói về lợi thế của các DN nước ngoài khi đầu tư vào KCNC Q 9, Đại diện phòng xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế KCNC cho biết, ở vào thời điểm năm 2002 giá đất cho DN thuê tại đây (trong vòng 50 năm) còn khá rẻ, chỉ 0,7- 1USD/m2/năm, còn bây giờ giá đất đã tăng vọt. Hơn nữa, đất dự án cho thuê thường vài chục ha/ 1 dự án nên chỉ những DN lớn mới đủ điều kiện tài chính thuê đất. Hiện nay tại KCNC này chưa hề có DN nội địa nào tham gia vào ngành CNHT, nhưng đã dành riêng 14,5 ha đất để mời gọi các nhà đầu tư VN tham gia vào lĩnh vực này.
Ngay ở KCX Tân Thuận cũng vậy, hầu hết DN tham gia ngành CNHT thì phần lớn đều là các DN nước ngoài, còn DN trong nước chỉ “lèo tèo”, và nếu có “chung sân” thì cũng chỉ là gia công công đoạn cuối của sản phẩm, hoặc là tham gia vào những khâu đơn giản như đóng gói, bao bì....
Lỗ hổng về CNHT đang làm các DN tốn kém về nhiều mặt. Bởi vì với lợi thế của KCN, KCX là các DN gần kề nhau sẽ rất thuận tiện trong việc chuyển giao công nghệ, sử dụng các linh kiện, phụ kiện tại chỗ sẽ giúp DN bớt chi phí nhập khẩu, phí dịch vụ, phí vận chuyển đã tăng đến chóng mặt. Đặc biệt, việc chuyển giao tại chỗ, lực lượng lao động sẽ được học tập kỹ năng ngay tại địa bàn, không phải tốn nguồn phí sang nước ngoài đào tạo. Tuy nhiên, cho đến nay, việc chuyển giao công nghệ này mới được thực hiện giữa những DN nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện phía đối tác yêu cầu. Ví dụ điển hình là nhà máy Inter vừa đưa ra 7 yêu cầu với nhà cung ứng nguyên liệu, sản phẩm phụ trợ với những tiêu chí rõ ràng và đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nguyên liệu, sản phẩm phụ trợ phải qua hệ thống kiểm soát chất lượng và đáp ứng những chỉ số chất lượng mà Inter đề ra. Theo đó, các DNNVV trong nước đa số còn nhỏ, bé nên khó lọt vào “tầm ngắm” của phía đối tác.
DN nước ngoài chủ động
Trở lại câu chuyện của Nidec khi đặt chân tới thị trường VN. Để có được một Nidec lớn mạnh như ngày hôm nay với khoảng 6 Cty con (tính riêng ở VN), từ những ngày đầu tiên, Cty này đã phải chủ động tìm kiếm đối tác dù lúc đó không có DN nội nào lọt qua vòng sơ tuyển. Hay như Cty Canon VN, trải qua thời gian dài khảo sát mới tìm được nhà cung ứng tại VN, song tới 90% trong đó lại là DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện TP HCM có gần 30 ngành kinh tế kỹ thuật cần tới ngành CNHT, trong đó, một số ngành như cơ khí lắp ráp, sản xuất xe hơi, dệt may, đúc nhựa... CNHT cần có sự tham gia đồng bộ của nhiều ngành kinh tế. Nhưng các DN VN có vẻ không mặn mà với việc phát triển ngành CNHT. Theo các chuyên gia kinh tế, lý do chính dẫn tới hiện tượng này là do DN nội địa ngại thay đổi, ngay cả việc thay đổi máy móc, công nghệ đã gây tốn kém khá lớn. Đó là chưa kể phải mở rộng mặt bằng, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất và phí đào tạo nguồn nhân lực. Hiệu quả của việc thay đổi chưa thì chưa thấy đâu, trong khi giữ nguyên “nếp cũ”, vừa sản xuất ổn định, vừa vẫn có lãi. Thế nên, ngành CNHT vẫn còn một khoảng trống khó lấp đầy khi chỉ có các DN nước ngoài chủ động tham gia.
Ngay cả tại các kỳ triển lãm quốc tế MTA VN về các ngành cơ khí và CNHT cũng đều vắng bóng các DN trong nước, thay vào đó, các DN nước ngoài lại rất hào hứng với những triển lãm này. Đây là cơ hội để họ quảng bá sản phẩm và tiếp cận thị trường VN nhanh và sâu nhất. Chỉ tính riêng triển lãm MTA VN 2011 đã có 11 nhóm gian hàng quốc tế với trên 300 Cty tham gia, đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi đó, VN chỉ vẻn vẹn chưa đầy 10 DN tham gia.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com