Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Bình Dương: Đề xuất 3 giải pháp

Sau một thời gian phát triển công nghiệp nhanh về chiều rộng, đã đến lúc Bình Dương cần tính toán phát triển mạnh về chiều sâu. Việc đặt vấn đề phát triển CNHT cũng chính nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, khi các ngành CNHT sẽ giúp nền công nghiệp của địa phương tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng.

Tuy vậy, để hiện thực hóa chiến lược phát triển CNHT, bên cạnh việc tính toán xây dựng các ngành CNHT chủ lực cần phải có các giải pháp để thực hiện chiến lược này mới có thể thúc đẩy các ngành CNHT của Bình Dương phát triển theo như kỳ vọng...

Giải pháp nguồn vốn

Theo đề xuất từ nhóm nghiên cứu, giải pháp đầu tiên cần phải tính đến là xác định nguồn vốn đầu tư. Theo đó, vốn đầu tư cho CNHT gồm nguồn vốn từ các DN và nguồn vốn đầu tư từ nhà nước; trong đó nguồn vốn từ DN sẽ dành cho sản xuất, xây dựng các khu sản xuất, vốn từ nhà nước sẽ tập trung cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào CNHT.

Thực tế, nguồn vốn cho CNHT của Bình Dương đã và đang được huy động thông qua nhiều dự án sản xuất CNHT thời gian qua, bao gồm từ DN trong và ngoài nước. Mặt khác, đối với những DN đã đầu tư, cần khai thác hết hiệu quả nguồn vốn. Kết quả khảo sát cho thấy, đối với ngành CNHT dệt may, nhiều DN vẫn đạt sản lượng thấp so với công suất thiết kế. Vì vậy, khai thác hết công suất hiện có là giải pháp mà các DN phụ liệu dệt may cần hướng tới. Trong giai đoạn 2011-2020, Bình Dương với lợi thế về môi trường đầu tư, quỹ đất dành cho công nghiệp lớn, sẽ có được nhiều thuận lỡi để thu hút nguồn vốn vào các ngành CNHT. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị, Bình Dương cần có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích chủ đầu tư các KCN chọn lọc thu hút những dự án CNHT có quy mô lớn, công nghệ hiện đại... Bên cạnh đó, Bình Dương cũng cần vận dụng chính sách hỗ trợ của Trung ương trong thu hút đầu tư các ngành CNHT dệt may, giày da, cơ khí chế tạo đã được ban hành, tạo sức hấp dẫn hơn nữa đối với môi trường đầu tư vào CNHT trên địa bàn tỉnh.


Cần có chính sách ưu đãi để phát triển CNHT.
(ảnh: Dây chuyền thuộc da, một loại hình CNHT tại Cty TNHH Sài Gòn Tantec, Bến Cát)

Cùng với tăng cường thu hút, tập trung nguồn vốn đầu tư vào CNHT, trong giai đoạn 2011-2020, nhóm nghiên cứu đề tài cho rằng, Bình Dương cần ưu tiên thu hút đầu tư các dự án CNHT có quy mô, trình độ công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh các chính sách ưu đãi, nên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường để điều chỉnh các DN đầu tư đổi mới về công nghệ. Theo kết quả khảo sát, các DN CNHT cho rằng, việc đổi mới công nghệ nâng cao năng suất là một giải pháp hàng đầu nhằm tăng chất lượng sản phẩm CNHT.

Thị trường và nguồn nhân lực

Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới công nghệ đang gặp nhiều thuận lợi do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, giá máy móc, thiết bị công nghệ giảm đáng kể. Do đó, cần có chính sách khuyến khích DN CNHT đầu tư, áp dụng công nghệ mới thông qua các chính sách hỗ trợ lãi suất đã được Chính phủ quy định tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNHT.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp về thị trường, trong đó nhấn mạnh đến việc nâng dần tỷ trọng cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện, thiết bị nội địa hóa thông qua các hình thức cung cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất; xây dựng thương hiệu, triển lãm, phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong phát triển thị trường...

Để thực hiện hóa các mục tiêu phát triển CNHT, giải pháp về nguồn nhân lực cũng được xem là một vấn đề cần tính toán nghiêm túc vì với nguồn nhân lực tại chỗ của Bình Dương hiện nay không thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp nói chung. Theo đó, nhóm nghiên cứu đề xuất, từ này đến năm 2020, Bình Dương cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ. Thêm vào đó, cần có chính sách để thu hút nhân tài, nguồn nhân lực từ địa phương khác, vì đây vẫn là nguồn lao động chủ yếu, đóng vai trò quan trọng cho phát triển công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011-2020. Mặt khác, cần gắn kết chương trình đạo tạo nhân lực của địa phương với nguồn nhân lực quốc gia trong lĩnh vực CNHT, thông qua các chương trình đạo tạo với nước ngoài, liên kết tổ chức đào tạo theo nhu cầu của DN...

(Theo Thành Sơn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Không thể mơ mãi giấc mơ nội địa hóa
  • Mía đường được mùa không hẳn đã vui
  • Sản xuất và xuất khẩu sắn: đã đến lúc cần hạn chế!
  • Ðẩy mạnh sản xuất, tham gia bình ổn giá giấy
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
  • Ngành mía đường: Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn
  • Mùa muối không ngọt ngào
  • Nguyên liệu mía Tây Ninh: Được giá vẫn lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container