Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hoạt động của ngành công nghiệp nhẹ tháng 10 và 10 tháng năm 2009

Tháng 10, 10 tháng năm 2009 ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức. Dưới đây là những đánh giá về tình hình hoạt động của ngành công nghiệp nhẹ qua một số ngành cụ thể:

Dệt may: Tháng 10 năm 2009 ngành dệt may tiếp tục gặp khó khăn nên 10 tháng sản xuất vải từ sợi bông giảm 15,5%, quần áo người lớn giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 10 tháng ước đạt 7,47 tỷ USD, bằng 81,9% kế hoạch năm và giảm 1,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do các đơn hàng những tháng cuối năm đối với các thương hiệu tên tuổi như Việt Tiến, Phong Phú... tăng nên kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ có mức tăng đáng kể. Hiện đã có nhiều công ty nước ngoài tìm kiếm đối tác Việt Nam có khả năng cung cấp, sản xuất nguyên liệu vải và hàng may mặc; đồng thời với sự chủ động hơn trong việc xúc tiến các hoạt động thương mại cho sản phẩm bông, sợi Việt Nam nên đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường mới.

 Da giầy: Sản xuất giầy dép các loại tháng 10 năm 2009 ước đạt 32,5 triệu đôi, tăng 5,5% so với tháng 9 nhưng cũng chỉ bằng 82,4% so với tháng 10/2008. Tính chung 10 tháng năm 2009 ước đạt 269,1 triệu đôi, giảm 1,9% so với cùng kỳ. Hiện nay, các doanh nghiệp lớn trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý IV. Tại thị trường nội địa, nhìn chung sức mua sản phẩm giầy dép, túi cặp của người tiêu dùng ổn định.

Giấy: Sản xuất đã tăng so với tháng trước nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Khó khăn trước mắt vẫn còn rất lớn: giá giấy và bột giấy thế giới tiếp tục giảm nhẹ, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã điều chỉnh tăng 25% giá bán than cho sản xuất giấy... đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đối với ngành giấy. Sản xuất giấy tháng 10 năm 2009 ước đạt 147,9 nghìn tấn, tăng 5,7% so với tháng 9 nhưng giảm 6,2% so với tháng 10/2008; tính chung 10 tháng năm 2009 ước đạt 1.368 nghìn tấn, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ sản phẩm đã tăng đáng kể nhất là đối với sản phẩm giấy bao bì phục vụ xuất khẩu và giấy vệ sinh các loại. Lượng tồn kho giấy các loại đã giảm. Hiện nay, mất cân đối giữa sản xuất bột giấy và giấy ngày một tăng và phải nhập một lượng bột khá lớn cho sản xuất giấy. Đây là nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc trồng nguyên liệu giấy cung cấp cho sản xuất trong nước cũng gặp không ít khó khăn như hạn hán, bão lụt, sâu bệnh... đã khiến cho ngành giấy bị thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng.

 Thuốc lá: Sản xuất ổn định và tiếp tục tăng trưởng cao hơn một số ngành khác. Sản phẩm thuốc lá bao các loại tháng 10 ước đạt 391,2 triệu bao, tăng 10,3% so với tháng 10/2008; tính chung 10 tháng ước đạt 4.082 triệu bao, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp trong ngành hiện đang cân đối nhu cầu thu mua và sử dụng nguyên liệu làm cơ sở cho kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá vụ mùa 2009 - 2010.

 Hiện nay, để hỗ trợ cho sản xuất, ngành Thuốc lá đang triển khai chuẩn bị phương án đàm phán đối với các dòng thuế thuốc lá trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và địa phương tăng cường công tác chống buôn lậu theo các cam kết phối hợp đã ký, thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn kịp thời thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả tại một số địa bàn trọng điểm phía Bắc.

 Bia, rượu, nước giải khát:Tháng 10 thời tiết mát mẻ nên sản lượng bia ước đạt 121,7 triệu lít, giảm 7,9% so với tháng 9 nhưng vẫn tăng 5,0% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng ước đạt 1.533,6 triệu lít, giảm 1,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sản lượng bia của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội ước đạt 377,6 triệu lít, tăng trưởng cao 21,4% so với cùng kỳ; Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn ước đạt 769,0 triệu lít, tăng 13,4% so với cùng kỳ.

 Các nhà máy rượu đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội sắp tới. Sản phẩm nước giải khát các loại đang có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước.

Sữa: Trong tháng 10, giá nguyên liệu sữa bột nhập khẩu trên thế giới giảm khá mạnh nhưng giá sữa trên thị trường Việt Nam không giảm mà còn có xu hướng tăng thêm. Hiện nay, giá sữa bột tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới (cao hơn Thái Lan, Malaysia, Indonesia... đến 20 - 50%). Hiện tại, sữa nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới 80%, trong khi nguyên liệu sữa tươi mua từ nông dân và các trang trại bò sữa trong nước chỉ cung cấp được khoảng 20%. Điều đó dẫn đến việc độc quyền trong việc nhập khẩu và phân phối của một số hãng sữa nước ngoài.

 Sản xuất sữa bột tháng 10 ước đạt 4,4 nghìn tấn, tăng 7,3% so với tháng 9 và tăng 25,7% so với tháng 10/2008, tính chung 10 tháng ước đạt 34,4 nghìn tấn, giảm 12,2% so với cùng kỳ.

 Các ngành khác sản xuất tháng 10 năm 2009 có chuyển biến tích cực hơn so với tháng 9 nhưng tính chung 10 tháng vẫn đạt thấp so với cùng kỳ năm trước.

(Vietrade)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Top ngành công nghiệp tăng trưởng hai con số
  • Sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2009 tiếp tục đà tăng trưởng
  • Công nghiệp chế biến: "Niềm kỳ vọng" của mục tiêu XK 5,7-5,8 tỷ USD/tháng
  • Công nghiệp Việt Nam với dấu hiệu phục hồi tốt
  • Điểm thông tin công nghiệp thế giới ngày 21/9/2009
  • Ì ạch những “siêu nhà máy giấy”
  • Ngành công nghiệp đang có dấu hiệu phục hồi tốt
  • Ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container