Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ

Chiều 24-7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã chủ trì hội thảo “Công nghiệp hỗ trợ, thực tiễn và chính sách”, với sự tham gia của gần 100 đại biểu, các nhà khoa học, chuyên gia từ các bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã phát biểu, nêu rõ: Trong chiến lược phát triển quốc gia, lĩnh vực công nghiệp hỗ tc rợ giữ một vị trí rất quan trọng. Năm 2007, Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được Bộ Công thương soạn thảo, có sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản trong khuôn khổ “Sáng kiến chung Việt - Nhật” và đã được Chính phủ phê duyệt. Công nghiệp hỗ trợ là động lực của quá trình CNH, HĐH đất nước và là nền tảng cho việc phát triển bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của nước ta đến năm 2020.

 Triển khai quy hoạch, Bộ Công thương với tư cách cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, đã soạn thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, với những ưu đãi về đầu tư phát triển thị trường, khoa học – công nghệ, hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực, thuế,... trình Chính phủ phê duyệt. Hy vọng, sau khi được phê duyệt, sẽ mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ và toàn ngành công nghiệp.

 

 

Tại cuộc hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp đã thảo luận, đóng góp cho dự thảo Nghị định này và thống nhất ý kiến, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cần có sự ưu tiên ở mức cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển.

 Để có cơ quan đầu mối cho phát triển dài hạn, Bộ Công thương đã quyết định thành lập Trung tâm phát triển DN công nghiệp hỗ trợ (SIDEC), có trang web: www.linhkien.gov.vn nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối DN trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

 

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Mitsuo Sakaba: Tôi đặc biệt quan tâm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trước khi giữ cương vị đại sứ tại Việt Nam. Tôi cho rằng, lĩnh vực này ở Việt Nam còn yếu và thiếu, nhưng tiềm năng rất lớn. Đây là lĩnh vực khó khăn vì sự đòi hỏi cao về năng lực công nghệ. Cả hai phía Nhật Bản và Việt Nam phải nhanh chóng đề ra chương trình hành động, xúc tiến triển khai trong thời gian tới.

 

TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp: Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, sự giúp đỡ của các tổ chức và DN Nhật Bản cho một số nước khu vực Đông Nam Á sẽ là chìa khoá vàng cho tiến trình khởi động và phát triển công nghiệp hỗ trợ của nước ta.

( Theo QUANG HƯNG // Báo Nhân dân điện tử)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Sản xuất thức ăn chăn nuôi lệ thuộc nước ngoài
  • Tìm giải pháp hỗ trợ... công nghiệp hỗ trợ
  • Một số đánh giá về ngành công nghiệp nhẹ tháng 7 và 7 tháng đầu năm
  • Giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm tăng 5,1% so với cùng kỳ
  • Hoạt động của ngành công nghiệp nhẹ 6 tháng đầu năm 2009
  • Ra mắt Quỹ công nghiệp DI châu Á tại Việt Nam
  • Từ năm 2010, công bố thêm chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP)
  • Ngành giấy đang có dấu hiệu phục hồi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container