Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Hà Nội Hỗ trợ bằng cơ chế đặc biệt

Có nhiều cơ hội phát triển nhưng ngành CN Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức về quy mô, nguồn vốn, nhân lực và cơ sở hạ tầng cho sản xuất... dẫn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, Hà Nội đã xây dựng cơ chế khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) với mục tiêu nâng tốc độ phát triển CN lên khoảng 15-16%/năm, đóng góp 80% tổng kim ngạch xuất khẩu.
 
Dây chuyền dệt kim tại Công ty Dệt 19-5. Ảnh: Linh Tâm

Hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành

Trên cơ sở rà soát các chính sách, cơ chế phù hợp với quy định của WTO cơ chế hỗ trợ DN được ban hành tập trung vào hỗ trợ về khoa học công nghệ; tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm CN chủ lực, hoặc các nhóm ngành CN mà thành phố (TP) định hướng ưu tiên phát triển... Theo lãnh đạo Sở Công thương, Hà Nội đã có chính sách hỗ trợ DN trong đổi mới công nghệ, thiết bị, nhằm nâng tỷ lệ đổi mới công nghệ trong sản xuất của các DN (8-10%/năm trong giai đoạn vừa qua, lên hơn 20% trong những năm tới) như chỉ tiêu đặt ra. Thành phố sẽ quy định mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành nhằm thúc đẩy DN áp dụng công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm thu hút đầu tư nước ngoài với các dự án đầu tư sản xuất có công nghệ cao. Tuy nhiên, để có một đội ngũ lao động làm chủ các thiết bị công nghệ hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế là vấn đề không đơn giản. Do vậy thời gian tới, Hà Nội sẽ hỗ trợ về đào tạo lao động kỹ thuật, nhằm xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật cao cho DN sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL), hoặc nhóm ngành CN ưu tiên, mũi nhọn của Thủ đô. Ngoài ra, TP còn hỗ trợ về quảng bá giới thiệu sản phẩm để tạo vị thế của sản phẩm và DN CN Hà Nội trong hội nhập kinh tế quốc tế...

Các hỗ trợ khác, như nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ; thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm; mở rộng đối tượng DN được bảo lãnh khi đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại; đào tạo lao động kỹ thuật để chuyển giao công nghệ hiện đại sau đầu tư, với mức hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo cho DN và không quá 30% cho mỗi người lao động được DN cử đi đào tạo lại; giới thiệu sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng của Hà Nội với mức 50% kinh phí mà DN phải trả. Đây là cơ chế hỗ trợ mang tính đặc thù kích thích phát triển sản xuất, kinh doanh được xây dựng trên quan điểm để CN Hà Nội phát triển nhanh, giữ vững vị trí, vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; phát triển có chọn lọc; lấy tiêu chí bảo vệ môi trường làm hàng đầu...

Không hổ danh đầu tàu

Năm 2009, các SPCNCL đã không hổ danh là "đầu tàu" CN, đóng góp không nhỏ vào kết quả tăng trưởng 9,4% so với năm trước về giá trị sản xuất CN trên địa bàn Hà Nội. Các DN được công nhận SPCNCL đã có nhiều biện pháp tích cực giữ vững sản xuất và tăng trưởng, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm. Các SPCNCL đều được người tiêu dùng bình chọn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" và có sức cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại. Trên cơ sở lợi thế về thương hiệu sản phẩm đã có, kết hợp với việc công nhận SPCNCL được quảng bá, nhiều DN có điều kiện ổn định sản xuất, tích cực tìm biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu và nội địa. Phần lớn các SPCNCL đều có doanh thu tăng cao, với tổng doanh thu năm 2009 của 45 SPCNCL đạt 30.487 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm trước và chiếm 32,3% tổng doanh thu trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, có 8 sản phẩm đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng, 15 sản phẩm đạt 500-1.000 tỷ đồng, còn lại đạt 200-500 tỷ đồng. Đến nay, các DN có SPCNCL đã có mặt ở hàng chục nước trên thế giới, nhất là những DN xuất khẩu ngành dệt may, da giày…

Theo các chuyên gia, chương trình phát triển SPCNCL đã thu được kết quả đáng kể, bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ và chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bất cập trong quá trình thực hiện chương trình này, đó là sự kết hợp giữa các sở, ngành chưa đồng bộ trong hỗ trợ sản phẩm. Hiệp hội ngành nghề tham gia vào công tác tuyên truyền chưa sâu rộng. Do vậy Hà Nội cần bổ sung một số cơ chế hỗ trợ thiết thực hơn nữa để những sản phẩm này phát triển bền vững. Năm nay, Ban Chỉ đạo chương trình phát triển SPCNCL sẽ xét chọn thêm 5 sản phẩm của những DN có doanh thu lớn (500-1.000 tỷ đồng), sức cạnh tranh cao thuộc các lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, thiết bị điện - điện tử để trình UBND TP Hà Nội công nhận là SPCNCL, nâng tổng số SPCNCL Thủ đô lên con số 50 đúng vào dịp mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

(Theo Khánh Linh // Hanoimoi Onlie)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Công nghiệp phụ trợ: Loay hoay tìm hướng đi
  • Công nghiệp chế biến đang “dẫn dắt” sản xuất
  • Giá trị sản xuất công nghiệp Quý I/2010 tăng 13,6%
  • Cay đắng mía đường
  • Công nghiệp đóng tàu Hai bộ mặt, hai cách nhìn
  • Công nghiệp đóng tàu: Hai bộ mặt, hai cách nhìn
  • Dự trữ bông thế giới vụ 2009/10 sẽ giảm 20%
  • Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container