Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguyên liệu mía Tây Ninh: Được giá vẫn lo

Giá đường trên thế giới thời gian qua liên tục tăng. Các DN sản xuất đường trong nước đứng trước cơ hội gia tăng lợi nhuận. Nhưng từ đầu năm đến nay, nhiều nhà máy đường ở miền Đông Nam Bộ chưa thể hoạt động hết công suất do thiếu nguyên liệu. Trong bối cảnh ấy, việc tăng giá thu mua mía là chọn lựa của nhiều DN. Nhưng khi cây mía được giá, người nông dân Tây Ninh lại còn những lo toan khác...

Theo dự báo của Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), thặng dư đường thế giới niên vụ 2010/2011 sẽ ở mức 196.000 tấn, thấp hơn nhiều so với dự báo dư 1,29 triệu tấn đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết xấu làm giảm sản lượng ở các nước sản xuất đường quan trọng.

Tăng giá sớm hơn dự kiến

Vụ mùa 2010-2011, diện tích trồng mía của Tây Ninh ước đạt trên 26.000 hécta, tăng khoảng 1.500 hécta so với năm ngoái. Theo Cục Thống kê Tây Ninh, sản lượng mía mùa này của tỉnh sẽ đạt 1.700.000 tấn, năng suất bình quân khoảng 70 tấn/hécta.

Việc khai thác mía hiện nay đa phần vẫn còn làm thủ công

Mới đây, thông tin từ nhà máy đường 8.000 tấn/ngày thuộc Cty CP Bourbon Tây Ninh (SBT) và nhà máy đường Biên Hòa - Tây Ninh cho hay, từ ngày 18/3/2011, giá thu mua mía đã được nâng lên 1,2 triệu đồng/tấn 10 chữ đường (CCS) tại ruộng. Quyết định tăng giá tới sớm hơn dự định của các DN này do tình hình nhu cầu nguyên liệu.

Bên cạnh việc tăng giá, lâu nay, nhiều DN chế biến cũng hỗ trợ thêm cho bà con nông dân về khâu nhân công thu hoạch, vận chuyển mía tới nơi tiêu thụ. Có nhà máy tăng thêm chi phí tưới mía cho nông dân để giữ mía chậm khô, duy trì khả năng tái sinh.

Chưa hết lo

So với cùng kỳ năm trước, lượng mía còn trên đồng ở Tây Ninh cũng rất nhiều. Thời tiết nóng theo dự báo vẫn còn kéo dài khiến mía chậm thu hoạch bị khô và có thể bị cháy bất cứ lúc nào. Từ sau Tết đến nay, Tây Ninh đã có khoảng 200 hécta mía bị cháy.

Một nỗi lo khác mà bà con nông dân trồng mía Tây Ninh mong đợi các cơ quan chức năng quan tâm là việc cải thiện khâu thu hoạch bằng cơ giới hóa, cụ thể là khâu bốc xếp mía. Khi các nhà máy tăng công suất, áp lực thu hoạch mía ngày càng lớn, nhưng lực lượng nhân công thu hoạch không đáp ứng yêu cầu. Trước tình hình này, không ít hộ nông dân phải bấm bụng chấp nhận những "yêu sách" của các đầu công để có nhân công chặt mía giao cho nhà máy.

Ở Tây Ninh, vấn đề cơ giới hóa canh tác mía đã được quan tâm hàng chục năm trước đây. Từ tháng 7/2002, Sở Khoa học và công nghệ Tây Ninh đã liên kết với TP HCM thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa canh tác cây mía với mức kinh phí hàng tỉ đồng. Đề tài này đã được triển khai trong thực tiễn sản xuất thành công, trong đó có một số thiết bị đã được nhân rộng. Tuy nhiên thực tế máy thu hoạch này vẫn còn nhiều hạn chế, mà hạn chế lớn nhất là chỉ có thể chặt mía xếp thành hàng mà không thể tự róc lá mía được. Do đó đi sau máy phải có thêm một số công lao động để thực hiện công đoạn róc lá mía. Ngoài ra, công đoạn chuyển mía đã chặt lên xe tải - tuy có khảo nghiệm máy bốc mía, nhưng thực tế vẫn cần khá nhiều nhân công chuyển mía từ bãi đến xe và xếp mía trên xe. Cùng với Sở Khoa học - Công nghệ Tây Ninh, các nhà máy đường cũng nghiên cứu ứng dụng nhiều thiết bị canh tác cây mía. Nhưng đến nay, vẫn chưa có nhà máy nào khảo nghiệm thành công máy thu hoạch mía. Máy móc chưa có, nhân công thiếu khiến cho nhiều hộ nông dân trồng mía "đứng ngồi không yên" - nhất là vào thời điểm cuối vụ thu hoạch. Chưa bao giờ nông dân trồng mía mong muốn có máy thu hoạch mía như thời điểm hiện nay.

Dù mừng vì giá mía tăng, nhưng những lo toan của người dân trồng mía cho đến nay vẫn chưa có giải pháp thực sự hiệu quả.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Phận bạc nghề muối Bạc Liêu
  • Muối Cần Giờ chờ người mua
  • Không thể công nghiệp hoá nếu nông nghiệp và nông thôn trì trệ
  • “Đòn gió” trong kinh doanh
  • Tiếp tục hạn chế đầu tư nước ngoài trong sản xuất thuốc lá
  • Cả nước còn tồn 220.000 tấn muối
  • Giấy ngoại rẻ hơn giấy nội
  • Xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị xử lý nước thải theo công nghệ Johkasou
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container