Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất thức ăn chăn nuôi lệ thuộc nước ngoài

Việc lệ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã làm cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam trở nên bấp bênh và người nông dân cũng không ít phen lao đao theo vì sự trồi sụt của giá thức ăn ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chăn nuôi của họ.
 
Tại hội thảo về diễn biến thị trường thức ăn chăn nuôi được tổ chức ở Hà Nội ngày 17/7, cán bộ phân tích của Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, bà Phan Hồng Liên cho biết hiện nay, 70% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phải nhập khẩu từ các nước. 
 
Ấn Độ là nước cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cho Việt Nam, tiếp đến là Argentina và Hoa Kỳ. Không chỉ nhập nguyên liệu, Việt Nam còn nhập cả thức ăn chăn nuôi thành phẩm và Thái Lan hiện là bạn hàng lớn nhất trong lĩnh vực này, kế đến Trung Quốc và Hoa Kỳ.
 
"Bởi vậy, giá thức ăn chăn nuôi trong nước chủ yếu do thị trường nước ngoài quyết định,” bà Liên nhận định.
 
Về sản xuất trong nước, giới doanh nghiệp không mặn mà với lĩnh vực sản xuất này do lợi nhuận thấp, chi phí sản xuất cao và ít khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
 
Cũng tại hội thảo, ông Trần Xuân Dũng, giám đốc kinh doanh công ty THNN CJVina Agri – một đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết 3 năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất thức ăn chăn nuôi đã chuyển đổi sang lĩnh vực khác. Nguyên nhân chính, theo doanh nhân này, là do chính sách thuế của Nhà nước chưa hợp lý.
 
Bất cập về thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh ngành chăn nuôi tiếp tục phải đối phó với dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn đã khiến người nông dân điêu đứng. Có thể đơn cử mặt hàng thịt gà công nghiệp giảm giá đến 60% so với đầu năm nhưng giá thức ăn chăn nuôi lại tăng khoảng 20% chỉ trong vòng chưa đầy một tháng.
 
Thực tế này cũng đã được các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia nông nghiệp nhìn nhận như một trở ngại của ngành nông nghiệp khi mà chăn nuôi đang chiếm tỷ trọng khoảng ¼ giá trị sản xuất toàn ngành.
 
Giải pháp lâu dài được đưa ra là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp để tăng nguồn nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi cùng với đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
 
Tuy nhiên, trước mắt, để khắc phục tình trạng khó khăn hiện tại, Cục Chăn Nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã đề nghị Bộ Tài chính giảm thuế VAT cho các mặt hàng thức ăn chăn nuôi từ 5% hiện nay xuống 0%.
 
Hơn nữa, thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước từ nay đến cuối năm cũng được dự báo tương đối ổn định, theo Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, vì nhu cầu toàn cầu vẫn đang ở mức thấp và sản xuất trong nước cũng đã đáp ứng được một phần nhu cầu./.

 

(Theo Ngọc Dung (Vietnam+)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Tìm giải pháp hỗ trợ... công nghiệp hỗ trợ
  • Một số đánh giá về ngành công nghiệp nhẹ tháng 7 và 7 tháng đầu năm
  • Giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm tăng 5,1% so với cùng kỳ
  • Hoạt động của ngành công nghiệp nhẹ 6 tháng đầu năm 2009
  • Ra mắt Quỹ công nghiệp DI châu Á tại Việt Nam
  • Từ năm 2010, công bố thêm chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP)
  • Ngành giấy đang có dấu hiệu phục hồi
  • Xây dựng công nghiệp phụ trợ: Vẫn phải chờ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container