Nguồn cung cà phê có thể sẽ vẫn khan hiếm vào cuối năm bởi các nhà xuất khẩu đang tạm dừng giao dịch để chờ vụ mới.
Lịch thời vụ thu hoạch cà phê hàng năm ở Việt Nam thường từ đầu tháng 10, nhưng tin mới nhất từ Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết vụ thu hoạch 2011/2012 sẽ chỉ có thể bắt đầu từ cuối tháng 11 và sản lượng có thể bị ảnh hưởng bởi mưa bão nhiều vào cuối năm nay. Thông tin về việc nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới thu hoạch muộn có thể gây áp lực tăng lên giá cà phê.
Thị trường cà phê thế giới quý 3/2011 biến động rất mạnh, trồi sụt liên tục bởi sự giằng kéo về giá giữa tăng và giảm. Tháng 9 vừa qua mặc dù là tháng giáp vụ, tồn kho cà phê vụ cũ đã cạn gây sức ép tăng giá, nhưng các nhà nhập khẩu thì trông chờ vào vụ thu hoạch mới của nước ta để đẩy giá xuống.
Theo Reuters hồi tháng 7 thì các chuyên gia dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới sẽ đạt 21 triệu bao, tăng 13,5% so với vụ 2010/2011. Ngân hàng Raobobank cho rằng, Việt Nam sẽ thu hoạch tới 22 triệu bao cà phê trong vụ bắt đầu từ tháng 10 tới. Thậm chí, nhiều thương gia nước ngoài còn dự báo là sản lượng cà phê vụ tới sẽ lên tới 24 triệu bao.
Những thông tin này đã khiến giá cà phê xuất khẩu và trên thị trường thế giới giảm sâu trong tháng 9, mất tới 20% giá trị chỉ trong vòng một tháng. Chỉ trong 3 phiên giảm giá liên tiếp 13-15/9, giá cà phê robusta đã mất 96 USD, tương đương 4,4%, từ 2. 144 USD/tấn xuống còn 2.048 USD/tấn. Mặc dù Hãng cà phê Coffee Network đưa ra đưa ra dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới thiếu hụt 1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ của thế giới và Brazil cũng hạ dự báo sản lượng năm tới do thời tiết, tuy nhiên những khó khăn về nguồn cung không làm hạn chế đà giảm sâu của giá cà phê.
Nguyên nhân chính là vì giới đầu tư tỏ ra e dè mua cà phê do còn chờ đợi vụ thu hoạch sắp tới của Việt Nam. Trong khi các nhà xuất khẩu cà phê ở nước ta cũng lo ngại giá sẽ bị nhấn chìm khi vào vụ thu hoạch nên bán tháo với giá thấp.
Tại thị trường trong nước vào giữa tháng 9, giá cà phê khu vực Tây Nguyên đột ngột giảm. Chỉ trong 3 phiên giảm giá liên tiếp, mỗi tấn giá cà phê đã mất 2,3 triệu đồng/tấn, khi giảm từ 47, 4 triệu đ/tấn xuống còn 45,1 triệu đồng/tấn. Kết thúc tháng 9, giá cà phê chỉ còn 44 triệu đồng/tấn. Tuy vậy, so với một năm trước đây, giá cà phê Việt Nam vẫn cao hơn 46%.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa phàn nàn, các nhà kinh doanh cà phê nước ta mặc dù đã va vấp thương trường vài thập kỷ rồi, thế nhưng vẫn dễ bị tin đồn chi phối như “Việt Nam vào vụ sớm, được mùa cà phê”, “Năm kỷ lục về sản lượng cà phê của Việt Nam, hay “Doanh nghiệp Việt Nam không có vốn, nông dân hoảng hốt, vào vụ chắc chắn phải bán tháo”, khiến giá cà phê trong nước rớt 6-7 triệu đồng/tấn chỉ trong vòng 1 tháng.
Điều mà giới kinh doanh cà phê đều biết rõ là thị trường cà phê đang bị điều khiển từ bên ngoài. Mấy năm trước khối doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm từ 10-20% lượng cà phê xuất khẩu ở Việt Nam, nhưng năm vừa rồi đã lên mức 40%, dự đoán năm tới sẽ vượt 50%, vì hầu hết các doanh nghiệp đã lập các điểm thu mua ở khắp các huyện ở những địa phương trồng cà phê.
Ông Đỗ Hà Nam khẳng định: tất cả những dự báo mà các hãng thông tấn nước ngoài đưa ra về vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam thời gian qua đều sai hết. Thực chất, mưa và bão đang liên tiếp xảy ra có thể ảnh hưởng tới thời điểm thu hoạch, khiến nguồn cung từ vụ mới sẽ chỉ dồi dào từ tháng 12, chứ không phải tháng 10 như dự tính ban đầu của người trồng cà phê ở miền Trung Tây Nguyên.
Do vậy, Vicofa vẫn duy trì mức dự báo về sản lượng niên vụ 2011/2012 ở 1,1 triệu tấn, tức 18,33 triệu bao, không thay đổi so với vụ trước. Thậm chí, có thể sản lượng sẽ chỉ còn 18 triệu bao, thấp hơn 0,5 triệu bao so với vụ 2010/2011 và cũng kém 5% so với dự kiến ban đầu do thời tiết xấu. Như vậy, vụ mới của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 14% trong tổng sản lượng toàn cầu vụ 2011/2012, theo Tổ chức Cà phê quốc tế là 130 triệu bao.
Từ nay tới cuối năm, sẽ còn tiếp tục xảy ra mưa bão có thể khiến quả rụng sớm và việc phơi sấy gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng hạt. Mặt khác, trong số 550.000 ha diện tích trồng cà phê, diện tích cây già cần phải trồng lại lên tới 137.000 ha.Vì vậy, nguồn cung cà phê có thể sẽ vẫn khan hiếm vào cuối năm bởi các nhà xuất khẩu đang tạm dừng giao dịch để chờ vụ mới, vậy nên có bao nhiêu hàng mới bán ra có thể sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu.
Để chặn đà giảm giá cà phê, trong cuộc họp của Vicofa với 20 doanh nghiệp xuất khẩu lớn, tất cả đã đồng thuận sẽ mua tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê ngay từ đầu vụ để giữ giá.
Nhờ những thông tin từ Vicofa, giá cà phê trên thị trường thế giới đã đổi chiều tăng trở lại bắt đầu từ ngày 26/9/2011. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9, kỳ hạn tháng 11 lên 2.131 USD/tấn, kỳ hạn tháng 1lên 2.156 USD/tấn.
Phân tích cho thấy, giá cà phê robusta đang muốn thiết lập đợt tăng mới, có thể đi qua 2.259 USD/tấn. Giá cà phê trong nước tuần vừa qua cũng đã hồi phục mạnh trở lại, tăng 1 triệu đồng/tấn chỉ trong vòng một tuần. Phiên giao dịch 30/9, các nhà xuất khẩu chào mua cà phê với giá 44,4-44,6 triệu đồng, mặc dù vẫn còn thấp hơn nhiều so mức kỷ lục cao 51,9 triệu đồng/tấn hôm 11/5, nhưng cho thấy thị trường cà phê đã có nhiều tín hiệu lạc quan.
Ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia thương mại của Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương, nói thông tư mới của bộ này có điều khoản quy định các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam là nhằm chấn chỉnh lại hệ thống thu mua trong nước theo hướng lành mạnh hơn.
Hầu hết những người nông dân trồng cà phê ở Việt Nam chưa bao giờ nghe tới cà phê “skinny latte”, nhưng có thể nói vanh vách về giá cà phê nhân, thứ đã đi vào giấc ngủ của họ.
Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác sản xuất- kinh doanh điều quý 2/2013. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas khuyến cáo về những rủi ro có thể gặp trong thời gian tới.
Giới quan sát quốc tế dự báo, sản lượng cà phê của Việt Nam, nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, có thể giảm xuống mức thấp nhất 8 năm trong niên vụ này.
Nhiều hộ trồng cà phê tại khu vực Tây Nguyên đang hạn chế bán hàng ra trước Tết Nguyên đán với hy vọng giá cà phê sẽ tăng sau Tết. Sản lượng cà phê niên vụ này của Việt Nam có thể không cao như niên vụ trước.
Sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc, nạn “chè bẩn” (trộn các tạp chất như tinh bột hồ hóa, bùn đất… vào chế biến chè) ở nhiều cơ sở chè quy mô nhỏ tại một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc đã được dẹp bỏ. Tuy nhiên, nhiều lo ngại về cây chè vẫn đang khiến các DN đau đầu. DĐDN có cuộc trao đổi cùng ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè xung quanh vấn đề này.
Ai cũng biết trà là một loại thảo dược có nhiều tính năng rất tốt cho sức khỏe. Với thành phần catechin, trà có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, tác dụng chống phóng xạ, giảm lượng đường trong máu, giảm choletsterol, diệt khuẩn, giảm mệt mỏi...
Một Công ty ở Quảng Đông (Trung Quốc) đã được bảo hộ độc quyền 2 nhãn hiệu "Buon Ma Thuot Coffee, 1896 và hình" và "Buon Ma Thuot và 3 chữ Trung Quốc" trên lãnh thổ nước này trong vòng 10 năm.
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN với kim ngạch năm nay dự kiến đạt 2,6 tỉ USD. Tuy nhiên, nghịch lý là lợi nhuận từ ngành hàng này đang nằm ở các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi doanh nghiệp VN thua lỗ nặng.
Hiện các hợp đồng mua điều thô nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu đến tháng 10 là hết hàng, vì thế, trong 3 tháng tới có khả năng nhiều doanh nghiệp chế biến điều sẽ "ngồi chơi xơi nước" vì thiếu nguyên liệu.
Bản tin cập nhật dự báo thị trường một số nông sản tháng 8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa điều chỉnh giảm hàng loạt các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực.
Không phải ngẫu nhiên mà năng suất càphê ở Việt Nam luôn cao nhất thế giới và gấp 3 lần mức bình quân thế giới. Hiện tại năng suất bình quân của thế giới là 7 tạ nhân/ha, còn tại Việt Nam lên tới 2 tấn/ha.
Theo Wall Street Journal, người khổng lồ trong ngành thực phẩm và đồ uống của Thụy Sĩ, Nestle vừa công bố khoản đầu tư 270 triệu USD để xây dựng nhà máy chế biến càphê tại Việt Nam.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.