Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm sản lượng để tăng chất lượng

Giá cà phê đang lập đỉnh về giá trong vòng nhiều năm gần đây. Hiện cà phê robusta bán ở thị trường thế giới xấp xỉ 2.380 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước ở mức 45.000-46.000 đồng/kg. Với mức giá trên, người trồng cà phê đang lãi tới 35-40 triệu đồng/ha.

Thông thường, khi giá các mặt hàng nông sản tăng giá mạnh thì ngay lập tức, cơ quan chức năng, nông dân sẽ mở rộng diện tích nuôi trồng. Thế nhưng tại đề án chiến lược phát triển ngành cà phê trong 20 năm tới, ban soạn thảo lại kiến nghị nên thu hẹp diện tích trồng cây cà phê. Một đề xuất, theo nhiều người là khá… ngược đời! Tuy nhiên, những người am tường lịch sử phát triển của mặt hàng cà phê cho rằng ban soạn thảo đề án có lý do chính đáng trước khi đề xuất.

Ngành hàng nông sản đã từng trải qua những “vố đau” do mải chạy theo số lượng mà không chịu đầu tư theo chiều sâu. Điển hình như chương trình phát triển bò sữa rộ lên vào đầu năm 2001. Thời điểm đó, Bộ NN&PTNT kỳ vọng bò sữa sẽ “thay đổi diện mạo của người chăn nuôi trong nước”. Tuy nhiên, việc có nhiều tỉnh không có điều kiện tự nhiên phù hợp với bò sữa nhảy vào “xí phần” khiến chương trình thất bại thảm hại.

Gần đây là phong trào nhà nhà nuôi cá tra khi thấy mặt hàng này mang lại nhiều lợi nhuận. Điều này dẫn tới tình trạng “thừa thiếu nguyên liệu” xảy ra thường xuyên. Nhiều người lâm vào cảnh trắng tay vì có lúc giá cá rớt xuống cực thấp. Trước tình hình này, ngành thủy sản đã phải chấp nhận giảm kim ngạch xuất khẩu từ 1,4 tỉ USD trong năm 2010 xuống còn 1 tỉ USD trong năm 2011. Điều này đồng nghĩa diện tích nuôi cá tra sẽ bị thu hẹp để bảo đảm sự phát triển bền vững.

Trở lại với cà phê, thay vì mở rộng diện tích trồng, nhiều chuyên gia đề xuất nên tập trung trồng và tăng năng suất tại vùng đất có nhiều lợi thế. Doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ chế biến, mở rộng thị trường… để nâng cao giá trị gia tăng. Nếu làm tốt những điều này, xuất khẩu cà phê không những giữ vững con số 1,7 tỉ USD như năm qua mà sẽ vượt 2 tỉ USD. Điều quan trọng là ngành cà phê phát triển dựa trên nền tảng vững bền.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container