Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nỗi buồn mùa thu hoạch cà phê

Nông dân chăm sóc vườn cà phê - Ảnh: TL.

Hiện nay Tây Nguyên đang vào giai đoạn thu hoạch rộ cà phê nhưng thời tiết chưa thuận lợi. Nếu nhà nông đang cần nắng to để phơi cà phê thì trời vẫn âm u ban ngày và mưa rải rác về đêm. Cà phê niên vụ mới do vậy chưa thể ra thị trường, góp phần làm cho giá cà phê robusta trên thị trường thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao trong hai tháng nay.

Nhận định về niên vụ cà phê 2010-2011, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ tăng 4,7%, thêm gần 1 triệu bao (bao 60 kg) so với niên vụ trước và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng cho rằng cà phê Việt Nam có thể tăng 6,9%, lên 18,7 triệu bao vì có khả năng được mùa. Còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước ta dự báo sản lượng cà phê đạt 18,4 triệu bao robusta 0,4 triệu bao arabica.

Sản lượng có thể không tăng mà lại giảm

Nhưng người trồng cà phê ở Tây Nguyên không thực sự đồng tình với sự lạc quan đó. Theo họ, khi mới bước vào niên vụ 2010/2011 cây cà phê gặp ngay một trở ngại rất lớn là tình trạng khan hiếm nước tưới, hậu quả của một mùa mưa ít trong niên vụ trước làm cho các đập dâng, hồ chứa chỉ tích lũy được 60-70% dung tích, kéo theo là sự sụt giảm của mức nước ngầm. Thiếu nước trong mùa tưới khiến cây cà phê khó cho hoa kết trái, thêm hạn hán kéo dài làm cho không ít diện tích cà phê bị khô cành, điều này đã được người trồng cà phê và báo chí trong nước lên tiếng.

Khi mùa mưa đến cũng là thời kỳ cây cà phê sinh trưởng mạnh mẽ nhưng lượng mưa năm nay cũng rất ít, cá biệt còn có vùng khô hạn. Để cứu vớt cho vụ mùa, nông dân đã tích cực chăm sóc bón phân nên nhìn bề ngoài vườn cà phê vẫn xanh tốt mượt mà, tưởng sẽ hứa hẹn một vụ mùa bội thu, nhưng chỉ có người trồng cà phê mới thấy rõ nước mưa không đủ giúp cho trái phát triển tối đa, nhân cà phê rất nhỏ. Họ lo lắng, lại thêm một niên vụ sụt giảm năng suất nữa.

Đa phần những nông dân trồng cà phê có kinh nghiệm mà tôi biết đều ước chừng niên vụ mới phải giảm trên 20% năng suất, thậm chí có người còn bi quan, cho rằng năng suất giảm 30%.

Gần đây, sự sụt giảm của niên vụ trước đã được hé lộ trong thống kê xuất khẩu thường kỳ của ICO lẫn của Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa). Theo ICO, xuất khẩu cà phê của thế giới trong 10 tháng đầu niên vụ 2009/2010 (tháng 10/2009 – tháng 9/2010) đã giảm 5,2% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống 78,5 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu loại cà phê robusta giảm 6,3%. Sự sụt giảm chủ yếu là do xuất khẩu của Việt Nam, quốc gia có sản lượng cà phê robusta lớn nhất thế giới, đã giảm từ 15,5 triệu bao trong niên vụ 2008/2009 xuống còn 12,8 triệu bao trong niên vụ 2009/2010, tương đương mức giảm 17,3%.

Hôm 9-12, ICO lại đưa ra dự báo mới về sản lượng cà phê của Brazil, Việt Nam và Colombia. Theo đó, ICO dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2010/2011 có thể giảm 2,8% xuống còn 17,5 triệu bao. Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa cũng đưa ra nhận định trong niên vụ 2010/2011, sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ giảm xuống, còn khoảng 1,1 triệu tấn, tương đương giảm 20% so với niên vụ trước do biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến mùa màng ở nhiều nơi.

Thời điểm thu hoạch cà phê ở Việt Nam vốn thường bắt đầu vào tháng 10 nhưng đã phải trì hoãn gần một tháng vì mưa ngoài dự kiến. Người trồng cà phê năm nay phải đối phó với hạn hán ở đầu vụ lẫn trời mưa dầm ở cuối vụ.

Được giá nhưng lại mất mùa

Những biến động thời tiết ảnh hưởng đến mùa vụ và sự sụt giảm sản lượng của nước ta có tác động lớn đến thị trường cà phê thế giới. Tính từ đầu năm, giá cà phê robusta giao sau tại thị trường London đã tăng 44%. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10-11, giá cà phê chạm mức 2.098 đô la Mỹ/tấn, mức cao nhất trong hơn hai năm rưỡi qua. Và giá cà phê arabica giao sau tại thị trường New York cũng chạm mức cao nhất trong 13 năm khi đứng ở mức 2,2145 đô la mỗi pound vào cùng ngày.

Nhưng ngày hôm trước, 9-12 đã có nhiều nhận định rằng giá cà phê nước ta sẽ giảm 14,3%, từ mức hiện tại xuống 30.000 đồng/kg khi nguồn cung dồi dào hơn vào cuối tháng này và tháng tới. Đó là điều đáng buồn với nông dân trồng cà phê của nước ta. Điệp khúc “được giá mất mùa, được mùa mất giá” cứ lặp đi lặp lại hết niên vụ này đến niên vụ khác, không biết cho đến khi nào nhà nông mới hết lo lắng để an tâm sống với cây cà phê. 

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Nâng chất cà phê
  • Các DN trong nước đang khốn khó
  • Đỏ mắt tìm người hái cà phê
  • Chưa dễ lập Quỹ Bảo hiểm cà phê
  • Chuyển đổi vườn càphê già cỗi sang cây trồng khác
  • Xuất khẩu cà phê đạt kế hoạch nhưng doanh nghiệp lỗ
  • Câu chuyện “trừ lùi” trong xuất khẩu cà phê
  • Chè Ba Vì đã có thương hiệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container