Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chè Ba Vì đã có thương hiệu

Chè Ba Vì vừa chính thức được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Quyết định số 17407/QĐ-SHTT chứng nhận nhãn hiệu “Chè Ba Vì”. Đây là “đòn bẩy” để Ba Vì đẩy mạnh hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu và tăng thu nhập cho người trồng chè trên địa bàn.

Hướng đi đúng

Ông Trịnh Duy Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, việc xây dựng thương hiệu chè Ba Vì là hướng đi đúng, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho Ba Vì, là động lực thúc đẩy kinh tế huyện Ba Vì phát triển một cách bền vững, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Theo ông Hà Xuân Hưng – Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, huyện Ba Vì hiện đã có 6 nhà máy chế biến chè và hàng trăm cơ sở chế biến thủ công, tổng sản lượng năm 2009 đạt gần 3000 tấn. Sản lượng chè xuất khẩu mỗi năm của huyện đạt 50 - 60% tổng sản lượng chè của huyện, với các thị trường tiêu thụ như: Nhật Bản, Pakistan, Nga, Trung Quốc, Anh, Trung Đông… Nhờ áp dụng các biện pháp kĩ thuật, nâng cao chất lượng chè và liên kết với nhà sản xuất, giá thu mua chè tươi tại Ba Vì đã tăng từ 2.700 đồng/kg năm 2009 lên 3.000 đồng/kg năm 2010.

Các giống chè chủ yếu được trồng tại Ba Vì hầu hết là chè trung du lá nhỏ (chiếm trên 60% diện tích), chè Ô long, chè Kim tuyên. Năng suất chè búp tươi đạt bình quân 76 tạ/ha/năm. Tổng sản lượng chè toàn huyện đạt gần 13 nghìn tấn/năm.

Nói về kế hoạch phát triển thương hiệu “Chè Ba Vì”, ông Hà Xuân Hưng cho biết, huyện Ba Vì có “tham vọng” phấn đấu đến năm 2015 có diện tích trồng chè đạt 2.500 ha, đến 2020 là 3.000 ha; năng suất bình quân chè búp tươi đạt 15 tấn/ha; giá trị sản xuất chè năm 2020 đạt 500 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu là 25 triệu USD; tạo công ăn việc làm từ 1 vạn lao động của năm 2010 thành 3 vạn lao động năm 2020.

Cũng theo ông Hà Xuân Hưng, UBND huyện Ba Vì sẽ ưu tiên hàng đầu cho thủy lợi và giao thông để phát triển cây chè trong thời gian tới.

Giải phảp bền vững

Để thương hiệu “Chè Ba Vì” ngày một phát triển bền vững, hiệu quả, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội đề nghị, UBND huyện Ba Vì phối hợp chặt chẽ với DN làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời quản lý chặt chẽ nhãn hiệu và logo chè Ba Vì.

Phó Chủ tịch cũng yêu cầu huyện Ba Vì phải rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch vùng sản xuất chè, vùng chè sinh thái đã được quy hoạch, để tạo sự ổn định cho sản xuất; Đồng thời tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong vùng quy hoạch tổ chức sản xuất có hiệu quả.

Đối với các DN đã và đang đầu tư phát triển ngành chè Ba Vì, UBND huyện Ba Vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để DN đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu để phục vụ sản xuất ổn định, bền vững; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; đổi mới quy trình chế biến, nâng cao chất lượng chè; đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, những doanh nghiệp bảo đảm được chất lượng sản phẩm chè đầu ra theo quy định thì sẽ được cấp phép để sử dụng thương hiệu Chè Ba Vì.

Phó Chủ tịch cũng đề nghị Bộ NN&PTNT, các bộ ngành trung ương cũng như UBND TP Hà Nội và các sở ngành cùng chung tay, hỗ trợ để ngành sản xuất chè ở Ba Vì ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả.

Hi vọng rằng, cùng với chè Thái Nguyên, chè đắng Cao Bằng..., thương hiệu “Chè Ba Vì” sẽ ngày càng vững mạnh, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân, công ty chè và các hộ gia đình trong huyện, góp phần tạo sự phát triển vững mạnh của kinh tế đất nước.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Đắc Nông: Hái cà phê xanh, bán cà phê non-vấn nạn đến bao giờ?
  • Thương hiệu chè Ba Vì đã có mặt trên thị trường
  • Mở thêm sàn giao dịch cà phê, cao su, thép
  • Nông dân không mặn mà với càphê sạch
  • Thu mua cà phê: Có giúp nông dân bán được giá cao?
  • Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ có thể vượt 240.000 tấn trong năm 2010
  • Ấn Độ: Sản lượng chè có thể chỉ đạt 965 triệu kg
  • Sản lượng chè của Kenya tăng trong tháng 7
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container