Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 2 tháng năm 2009

 

Theo số liệu thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu chè của cả nước đạt 14.209 tấn, trị giá 18.361.323 USD, giảm 3,2% về lượng và giảm 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trong 2 tháng đầu năm 2009, thị trường xuất khẩu chè nhiều nhất của Việt Nam là Pakistan đạt 5.064 tấn, trị giá 7.019.999 USD. Tiếp đến là thị trường

Nga đạt 2.033 tấn, trị giá 2.442.453 USD, tăng 19,9% về lượng và tăng 16,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan 2 tháng đầu năm 2009 đạt 1.684 tấn, trị giá 2.055.252 USD, giảm 2,1% về lượng, nhưng tăng 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.

Thị trường xuất khẩu chè 2 tháng năm 2009

 

Thị trường XK

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Ấn Độ

428
305.096

Arập xê út

85
190.720

Ba Lan

182
267.657

Tiểu VQ Arập TN

28
33.688

Đài Loan

1.684
2.055.252
Đức
389
513.330

Hoa Kỳ

524
506.260
Indonêsia
344
284.970
Nga
2.033
2.442.453
Pakistan
5.064
7.019.999
Philippin
65
195.600

Trung Quốc

451
614.306
 

Năm 2009, mục tiêu xuất khẩu của ngành chè là 117 ngàn tấn, với kim ngạch khoảng 167 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2008. Năm 2008, khối lượng chè xuất khẩu mới chỉ đạt 104.000 tấn, trị giá đạt 147 triệu USD, giảm 5,4% về lượng nhưng tăng nhẹ 0,2% về trị giá so với năm 2007. Đài Loan, Nhật Bản trở thành những thị trường nhập khẩu nhiều chè Việt Nam trong năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan cả năm đạt 21,4 triệu USD với sản lượng đạt 17.700 tấn, tuy giảm 7,88% về lượng nhưng lại tăng 17,3% về trị giá so với năm 2007.

Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục được dự báo là khó khăn vì vậy để đạt mục tiêu trên ngành chè cần phải phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, địa phương, các bộ, ngành để có hướng đột phá nâng cao chất lượng chè và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng để ngành chè vươn ra thị trường thế giới. Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, ngành chè cần mở ra các thị trường mới, như: Đức, Hà Lan, Ba Lan, Ả Rập Xê út… Mặt khác, ngành chè cần sớm khôi phục lại thị trường I rắc.

Hiện nay, sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Kenya.

(Theo Vinanet)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Kenya: kim ngạch xuất khẩu chè tăng do sản lượng giảm
  • Giải pháp tiết kiệm nước từ việc chăm sóc vườn cà phê
  • Xuất khẩu cà phê của Cốt Đi Voa giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm nay
  • Thị trường cà phê thế giới tháng 3/2009
  • Mưa thuận gió hòa cà phê được mùa ở Ấn Độ
  • Xuất khẩu cà phê của Uganda dự kiến giảm 24,1% trong tháng 4/2009
  • ICO cắt giảm dự kiến vế sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2008/2009
  • Xuất khẩu cà phê của Uganda đạt 23,9 triệu USD trong tháng 3/2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container