Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm thương hiệu cho cây ca cao Bà Rịa-Vũng Tàu

Ông Trịnh Văn Thành với lò sấy ca cao bằng nhiệt do ông tự chế

Năm 2004, ông Trịnh Văn Thành (ấp Liên Hiệp 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức) là một trong những người đầu tiên được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn tham gia dự án Phát triển cây ca cao bền vững do tổ chức Success Alliance của Mỹ tài trợ, từ đó ông luôn ấp ủ ước mơ tìm thương hiệu cho cây ca cao trên đất Bà Rịa – Vũng Tàu.

Năm 2003, được trường Đại học Nông lâm (TP. Hồ Chí Minh) hướng dẫn kỹ thuật, ông Trịnh Văn Thành trồng thử nghiệm 400 cây ca cao xen trong vườn tiêu. Sang năm 2004, ông tiếp tục trồng thêm 200 cây theo dự án phát triển cây ca cao bền vững. Sau hai năm, mô hình này đã cho năng suất ca cao đạt từ 1,2-1,5 tấn/ha, với giá bán 40.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lời 40 triệu đồng/ha. Năm 2005, ông Thành thành lập điểm thu mua và lên men hạt ca cao, làm đại lý cho Công ty Cargill và ED & Fman. Thời gian đầu, ông Thành chỉ mua hạt ca cao khô đã lên men, về sau, thấy bà con ủ men không đồng đều, ông vận động bà con bán trái tươi để ông tự ủ. Nhờ có kinh nghiệm và kỹ thuật ủ nên hạt ca cao của ông luôn đạt tỷ lệ lên men 95-97%, được các công ty đánh giá tốt. Trong quá trình thu mua hạt ca cao, ông Thành còn hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc ca cao sao cho đạt năng suất, chất lượng tốt. Ông Thành cho biết, trước đây, để khuyến khích người trồng ca cao, các công ty cam kết mua cả những hạt có tỷ lệ bơ thấp, nhưng bây giơ,ø các công ty chỉ mua hạt có chất lượng tốt. Vì vậy, ông nghĩ cách dùng số hạt ca cao có tỷ lệ bơ thấp, chế biến thành những sản phẩm thứ cấp như: rượu ca cao và bột ca cao (bán cho các công ty sản xuất bánh kẹo trong nước). Rồi đến vụ thu hoạch, ông Thành nhận thấy do chưa có hệ thống lò sấy ca cao nên nông dân chủ yếu bán ca cao ở dạng lên men nên lợi nhuận không cao. Từ đó ông nảy ra ý định chế ra lò sấy ca cao. Trong thời gian tham gia dự án Success Alliance, ông Thành đã được tham quan học hỏi các mô hình sấy ca cao như: Dùng năng lượng mặt trời và bằng điện. So với phương pháp phơi thủ công thì hai hệ thống sấy này vừa giúp nông dân rút ngắn được thời gian, tỷ lệ thu hồi cao (40%), bảo đảm độ ẩm (từ 7 - 7,5%), hạt ca cao sáng đẹp hơn. Tuy nhiên, theo ông Thành, dùng năng lượng mặt trời thì vào mùa mưa không sử dụng được, còn bằng máy sấy điện thì khi cúp điện lò sấy không thể hoạt động. Bằng những kinh nghiệm từ thực tiễn rút ra từ hai loại lò sấy trên, ông Thành đã nghiên cứu và sáng chế ra lò sấy ca cao bằng nhiệt. Lò sấy có công suất gần 1tấn/mẻ, chỉ với vốn đầu tư chưa tới 2 triệu đồng. Nhờ có lò sấy, người trồng ca cao có thể tự sơ chế hạt ca cao, bán được giá cao, tránh tình trạng bán trái tươi, hoặc chỉ qua công đoạn lên men, làm mất đi một khoản thu nhập đáng kể cho nhà vườn…

Những nỗ lực của ông Thành đã mang lại nhiều triển vọng cho cây ca cao trên đất Bà Rịa – Vũng Tàu. Vừa qua, ông Nguyễn Công Chức, điều phối viên Chương trình quốc gia hợp tác ca cao Việt Nam – Hà Lan cùng tiến sĩ Jan Vigerhoets, Giám đốc điều hành tổ chức ca cao quốc tế tại Hà Lan và một số doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu ca cao trong nước đã đến khảo sát mô hình trồng, bảo quản sau thu hoạch và chế biến ca cao tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, cho rằng, không phải là địa phương có truyền thống về trồng ca cao, nhưng chất lượng ca cao của Bà Rịa – Vũng Tàu có thể cạnh tranh không những trong nước mà còn ở thị trường quốc tế.

(Bài, ảnh: Thanh Nga // Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

  • Chấn chỉnh việc thu mua nguyên liệu
  • Cà phê Việt Nam “nhất thế giới”
  • Ngành điều nơm nớp lo thua lỗ
  • Sản lượng cà phê Việt Nam có thể rớt xuống đáy 8 năm
  • Người trồng cà phê găm hàng trước Tết
  • Giá xuất khẩu cà phê nước ta đã ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua
  • Xuất khẩu chè của Sri Lanka giảm mạnh
  • Giá cà phê giống lại lên cơn sốt ảo!
  • Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ giảm 21%
  • Nicaragua: xuất khẩu cà phê giảm 9,3%
  • Triển vọng thị trường xuất khẩu chè năm 2009
  • Nghề nuôi chồn lấy... cà phê chất lượng cao
  • Đắc Lắc: Triển vọng phát triển cây ca cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container