Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các doanh nghiệp dệt may: Tiết kiệm điện để giảm giá thành

Trong những ngày này, vấn đề "nóng" nhất với các doanh nghiệp (DN) dệt may (DM) là phải đối phó với việc cắt điện luân phiên. Điều này khiến nhiều DN DM phải tính đến biện pháp ứng phó là tiết kiệm điện để giảm giá thành.

Phần lớn đơn hàng của các DN DM là ký với đối tác nước ngoài. Theo xu hướng chung, thời gian thực hiện hợp đồng ngày càng rút ngắn. Trong khi đó, thời gian gián đoạn sản xuất vì mất điện tăng lên, nên các DN phải chịu nhiều áp lực về tiến độ. Để không bị vi phạm hợp đồng, DN buộc phải thay đổi lịch sản xuất, tăng ca, tăng giờ làm theo yêu cầu của từng đơn hàng. Điều lo nhất của các DN đối với tình trạng thiếu điện là chi phí sản xuất tăng lên, nhưng giá hợp đồng vẫn không thay đổi. Để duy trì sản xuất ổn định, nhiều DN trong ngành DM đã cố gắng bố trí lại dây chuyền sản xuất cho hợp lý, thực hiện tiết kiệm triệt để trong mọi khâu sản xuất... nhằm giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước yêu cầu tiết kiệm hơn nữa trong sử dụng điện, nhiều DN đã nâng cao ý thức tiết kiệm trong từng CBCNV, tạo thói quen cho người lao động khi đi ra khỏi phòng là tắt đèn, quạt, điều hòa nhiệt độ, không sử dụng điện trong những trường hợp không cần thiết.

Dây chuyền sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Dệt 19-5. Ảnh: Linh Tâm

Tuy nhiên, không phải đến bây giờ các DN mới tính đến việc tiết kiệm năng lượng. Từ những năm trước, khi giá nguyên, phụ liệu của phần lớn các ngành sản xuất tăng mạnh, việc tăng giá điện được ngành chức năng cân nhắc đã khiến các DN nhìn xa trông rộng, bằng cách cải tổ lại sản xuất, tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất trong đó có điện, chất đốt. Nhiều DN đã đạt được hiệu quả kinh tế, tiết kiệm được chi phí giá thành, tăng khả năng cạnh tranh. Phần lớn các DN DM đều tính toán phương án tránh sản xuất vào giờ cao điểm, không chỉ để giúp giảm tải vào những giờ này, mà còn hạn chế chi phí để giảm giá thành sản phẩm. Các DN đã quán triệt đến từng công nhân, từng tổ sản xuất tinh thần tiết kiệm điện, từ bóng đèn, quạt, hệ thống thông gió… để giảm chi phí giá thành. Bên cạnh đó, ngành dệt còn thực hiện nhiều biện pháp giảm chi phí năng lượng khác. Các DN dệt như 19-5, Phong Phú, Việt Thắng... đã tiết kiệm triệt để trong việc sử dụng năng lượng, mang lại hiệu quả cao, được nhiều DN trong ngành học tập.

Công ty Dệt 19-5 là một trong những đơn vị áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng bằng việc đầu tư trang thiết bị máy móc, đầu tư nhân lực và xây dựng quy chế quản lý năng lượng hoàn chỉnh, góp phần không nhỏ trong việc giảm chi phí nguyên liệu đầu vào. Công ty đã áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật như lắp biến tần 18 kW cho máy sợi con 2 tốc độ; thay đèn, chấn lưu điện tử của Phillips hoặc thay đèn, chấn lưu sắt từ tổn hao thấp của Rạng Đông cho hệ thống chiếu sáng; lắp biến tần cho bơm nước làm mát của hệ thống điều hòa và lắp bộ tiết kiệm cho máy may. Mỗi năm DN này tiết kiệm 10-15% chi phí tiền điện.

Công ty CP Dệt Phong Phú cũng có chiến lược tiết giảm chi phí sản xuất qua các giải pháp về quản lý, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất thiết bị công nghệ, thực hành tiết kiệm, làm lợi cho công ty hàng chục tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính việc giảm phần tiêu hao điện năng xuống 5%, Công ty đã tiết kiệm hơn 3 tỷ đồng; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó có biện pháp tiết giảm nhiên liệu, cải tạo lò hơi đốt dầu bằng đốt than... làm lợi cho công ty hơn 20 tỷ đồng. Ngoài ra, Dệt Phong Phú còn đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao năng suất lao động, như bồi dưỡng tay nghề, xây dựng tác phong công nghiệp cho công nhân; đồng thời quan tâm đến những khó khăn vật chất, tinh thần của người lao động, tạo môi trường làm việc có quy củ nhưng thoải mái cho tất cả mọi người...

(Theo Thanh Hiền // Hanoimoi Online)

  • DN dệt may : Thiếu lao động và điện
  • Nghịch lý dệt may
  • Ngành dệt may: Cách nào tạo thương hiệu?
  • Dệt may chủ động nguyên liệu nhờ dầu khí
  • Các nhà máy sản xuất dệt may sẽ di dời ra khỏi TP.HCM
  • Giày dép- mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Bỉ quý I/2010
  • Sản lượng da toàn cầu sẽ đạt 18 tỷ feet khối vào năm 2012
  • Trung Quốc sẽ nhập khẩu 3,2 triệu tấn bông trong năm 2010/11
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container