Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chi Lê - Cơ hội cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam

Trong chuyến đi khảo sát thị trường và tiếp xúc với các doanh nghiệp Chilê do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Chilê tổ chức, đã hé mở nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng xuất khẩu dệt may vào thị trường này.

Phó chủ tịch Vitas cho biết, trong số 13 doanh nghiệp đi theo đoàn, đã có 3 doanh nghiệp ký ngay được đơn hàng xuất khẩu cho phía Chilê. Đó là Công ty TNHH May Protrade (Bình Dương) với đơn hàng xuất khẩu áo thun (T-shirt), Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanoximex) ký hợp đồng xuất khẩu một container sản phẩm áo thun dệt kim (Polo shirt) và Công ty cổ phần May Tiền Tiến (Tiền Giang) với các đơn hàng về quần áo trẻ em và áo veston.

Một trong những tập đoàn nhập khẩu và phân phối lớn tại Chilê là Cencosud với doanh số bán hàng 10 tỷ USD năm 2008, trong đó doanh số nhập khẩu hàng dệt may là 400 triệu USD, cũng đang có ý định nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam và dự kiến kế hoạch đến năm 2010, Tập đoàn nhập khẩu 500 triệu USD sản phẩm dệt may, trong đó có tính đến việc nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam.

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Chilê cho biết, mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa 2 nước còn thấp, khoảng 200 triệu USD năm 2008, nhưng cơ hội tăng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Chilê rất rõ ràng. vì theo báo cáo của Viện Công nghiệp dệt may Chilê, cán cân thương mại trong ngành dệt may của Chilê nghiêng về nhập khẩu.

Trong cơ cấu nhập khẩu hàng dệt may, Chilê nhập khẩu từ Trung Quốc 1,25 tỷ USD, chiếm 63,3%; nhập khẩu từ Việt Nam gần 14 triệu USD, mới chiếm 0,7%. Đây là thông tin quý giá với các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong việc đưa sản phẩm vào thị trường này, thậm chí có thể đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Chilê theo như gợi ý của Viện trưởng Viện Công nghiệp dệt may Chilê.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may cho biết, khó khăn lớn nhất với họ trong việc đàm phán các hợp đồng xuất khẩu với đối tác Chilê là giá cả. Do chủ yếu nhập khẩu hàng dệt may của Trung quốc, nên các doanh nghiệp Chilê đều lấy mức giá sàn của Trung Quốc để trả giá hàng của Việt Nam chỉ bằng 50-60% mức giá các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu.

(Vinanet)

  • Tình hình ngành dệt may Pakistan
  • Nhiều doanh nghiệp dệt may tăng trưởng cao
  • Sẽ xây dựng 2 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may
  • 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi đạt 248,4 triệu USD
  • Thông tin xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam
  • Thị trường nhập khẩu bông của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009
  • 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng 43%
  • Ngành da Thái Lan kêu gọi chính phủ hỗ trợ các SMEs
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container